Chương trình tập huấn: Kỹ thuật canh tác lúa-cá

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 99 - 100)

6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

3.4.2.5.Chương trình tập huấn: Kỹ thuật canh tác lúa-cá

Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp khu vực nông thôn ĐBSCL, khai thác hiệu quả các điều kiện đặc thù về tài nguyên thiên nhiên mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Một trong các mô hình được áp dụng phổ biến tại nhiều địa phương trong khu vực là “canh tác lúa + cá / tôm kết hợp”. Chương trình tập huấn “Kỹ thuật canh tác lúa + cá / tôm kết hợp” giúp người dân sử dụng hiệu quả đất đai và diện tích mặt nước để tăng hiệu quả kinh tế và đa dạng hóa sản suất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Đối tượng: Nông dân, cán bộ hợp tác xã, cán bộ hội nông dân, phụ nữ, thanh niên và cán bộ khuyến nông cơ sở.

Yêu cầu: Trình độ học vấn: biết đọc và viết

Mục tiêu tổng quát: Sử dụng hiệu quả đất đai và diện tích mặt nước để tăng hiệu quả kinh tế và đa dạng hóa sản suất nông nghiệp theo hướng bền vững

Mục tiêu cụ thể: Nâng cao kiến thức và thực hành kỹ thuật canh tác lúa-cá Khóa tập huấn về KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA-CÁ được thực hiện trong 2 ngày thực giảng (7 giờ/ngày).

Khoá tập huấn về Kỹ thuật canh tác lúa-cá gồm 2 phần với 8 bài giảng lý thuyết và thực hành:

Bảng 3.9: Chương trình tập huấn “Kỹ thuật canh tác lúa-cá”

NỘI DUNG

Phần I: KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA –CÁ KẾT HỢP

Bài 3. Kỹ thuật canh tác lúa trong mô hình lúa-cá kết hợp Bài 4. Kỹ thuật nuôi cá trong mô hình xen canh lúa-cá

Bài 5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác lúa- cá kết hợp

Phần II: KỸ THUẬT LUÂN CANH LÚA-CÁ

Bài 6. Cơ sở của sự luân canh lúa-cá Bài 7. Thiết kế ruộng luân canh lúa-cá

Bài 8. Kỹ thuật nuôi cá đăng quầng trên chân ruộng trong mùa lũ

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 99 - 100)