6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
1.4.1.2 Hình thức tiếp cận thông tin của người dân
Nhìn chung, không có sự khác biệt đáng kể về mức độ tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống của người dân ở vùng nông thôn có điều kiện thuận lợi và vùng khó khăn về giao thông. Bảng 1.2 cho thấy, tivi là phương tiện chủ yếu giúp người dân tiếp cận thông tin; bởi vì, hiện nay tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện ở các xã được chọn khảo sát là 100% nên hầu như hộ nào cũng có tivi để xem. Kế đến, người dân có thể tiếp cận thông tin qua hệ thống loa phát thanh tại các ấp trong xã, hệ thống loa phát mỗi ngày 3 lần chủ
Hình 7. Mức độđáp ứng thông tin môi trường (%)
Nguồn: số liệu khảo sát, 2007 Chưa có 38% Rất ít 19% Ít 24% Vừa đủ 14% Phong phú 5%
Hình 8. Khả năng đáp ứng thông tin môi trường (%)
Nguồn: số liệu khảo sát, 2007 0,00 50,00 100,00Chính xác Đầy đủ Kịp thời Hữu ích Thường xuyên
yếu tiếp sóng từ đài truyền thanh của huyện, thời gian phát thanh bình quân khoảng 1 giờ/lần.
Bên cạnh đó, một số xã trong địa bàn nghiên cứu đã thành lập các tổ tự quản, và thông tin được truyền đạt đến người dân thông qua những buổi họp hàng tháng và phát tờ bướm cho người dân tham khảo. Ngược lại, đối với những xã khó khăn về giao thông nông thôn thì khó tổ chức họp dân như các xã thuận lợi; do đó, radio là phương tiện giúp người dân tiếp cận thông tin bên cạnh tivi và loa phát thanh.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề cần quan tâm đó là tỷ lệ người dân sử dụng mạng Internet để tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật và đời sống còn rất hạn chế. Theo kết quả khảo sát, phần lớn mỗi xã chỉ có 1-2 điểm truy cập Internet; ngoại trừ một vài xã giáp với trung tâm huyện (vùng ven). Số máy tính từ 4-10 chiếc/điểm truy cập. Ngoài ra, những hộ có điều kiện kinh tế khá, có khả năng tiếp cận Internet, cũng như có hoạt động kinh doanh hoặc có người làm việc tại cơ quan xã thì mới quan tâm đến việc khai thác nguồn thông tin trên Internet.
Nhìn chung, người dân vùng nông thôn có nhu cầu thông tin liên quan đến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cũng như thông tin về nơi cung cấp giống cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc. Bên cạnh đó, thông tin thị trường đầu vào, đầu ra cũng được người dân quan tâm; đặc biệt là nơi thu mua và yêu cầu chất lượng hàng hoá. Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm và dịch bệnh chăn nuôi diễn biến ngày càng phức tạp, cho nên việc cung cấp thông tin về chăm sóc sức khoẻ, phòng ngừa dịch bệnh là rất cần thiết đối với người dân nông thôn.
Bảng 1.2. Mức độ tiếp cận thông tin qua các phương tiện truyền thông
Xã thuận lợi Xã khó khăn Xã
Phương tiện Tỷ lệ (%) Hạng Tỷ lệ (%) Hạng
Sách, báo, tạp chí 34,5 6 37,7 7
Áp phích 28,0 7 40,0 5
Tờ rơi 48,0 3 39,1 6
Loa phát thanh 57,7 2 55,3 2
Hội thảo, tập huấn 43,2 4 48,6 4
Mạng Internet 4,9 8 3,7 8
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007
Hầu hết người dân vùng nông thôn tại địa bàn khảo sát chủ yếu tiếp cận thông tin từ tivi, loa phát thanh do hiện nay hệ thống điện đã phủ khắp các xã; trong khi đó, tỷ lệ người dân sử dụng Internet để truy cập thông tin khoa học kỹ thuật rất hạn chế do khả năng tiếp cận, cước phí truy cập cao cũng như chưa có nhu cầu sử dụng.