6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phổ cập tin học
Để người dân có thể tiếp cận được thông tin nói chung và thông tin KHCN nói riêng thông qua mạng Internet cần phải tổ chức đào tạo phổ cập tin học cho người dân. Chương trình đào tạo tin học mang tính phổ cập phải phù hợp với trình độ người dân khu vực nông thôn, chỉ cần biết đọc, biết viết có thể học và sử dụng được máy vi tính để tìm kiếm, học tập và trao đổi thông tin qua mạng Internet.
- Xây dựng chương trình đào tạo phổ cập tin học. - Biên soạn bài giảng.
- Triển khai thử nghiệm tại các địa phương.
- Dựa trên kết quả thử nghiệm, thảo luận đánh giá và hoàn thiện chương trình và các bài giảng.
3.3.2. Chương trình tập huấn kỹ thuật thông qua mạng Internet.
Một trong các mục tiêu chính của mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL là chuyển giao các tiến bộ khoa học phục vụ sản xuất và đời sống đến người dân. Để người dân có thể ứng dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống, cần có các chương trình tập huấn kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ người dân, giúp người dân áp dụng có kết quả các thông tin KHCN được cung cấp qua cổng thông tin.
Các bước thực hiện:
- Xây dựng thí điểm 5 chương trình tập huấn kỹ thuật sản xuất. - Biên soạn thí điểm 1 bài giảng cho mỗi chương trình.
- Nhóm biên soạn thảo luận và hoàn thiện các chương trình và bài giảng mẫu làm cơ sở để triển khai các giai đoạn kế tiếp.
3.3.3. Đào tạo kỹ thuật viên CNTT tuyến cơ sở
Để người dân có thể tiếp cận thông tin cần phải có các điểm truy cập thông tin có trang bị đầy đủ các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông (máy tính nối mạng, đường truyền Internet tốc độ cao ADSL) tại địa bàn sinh sống của người dân. Vấn đề là hiện nay là tại các địa phương nhân lực CNTT phục vụ cài đặt, bảo trì và khai thác các thiết bị CNTT thiếu hụt một cách trầm trọng đó cũng là nguyên nhân làm chậm tốc độ phát triển ứng dụng
CNTT và Internet khu vực nông thôn. Như vây cần có chương trình đào tạo kỹ thuật viên CNTT cho khu vực nông thôn.
Các bước thực hiện xây dựng chương trình đào tạo:
- Xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật viên CNTT tuyến cơ sở dựa trên các chương trình đào tạo nghề.
- Nhóm biên soạn thảo luận và hoàn thiện các chương trình.
3.3.4. Mô hình phát triển các điểm truy cập Internet nông thôn.
Tại các trung tâm đô thị lớn, các điểm dịch vụ truy cập Internet phát triển rất mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận thông tin, trong đó có thông tin KHCN phục vụ phát triển sản xuất và đời sống, trong khi ở các vùng nông thôn, điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn nhìn chung các dịch vụ này phát triển rất chậm thậm chí chưa phát triển, điều đó dẫn đến nhiều thiệt thòi trong tiếp cận thông tin phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của người dân.
Thông qua khảo sát thực tế các mô hình đang triển khai ở một số địa phương trong khu vực và triển khai 13 điểm thử nghiệm phổ cập tin học trong đề tài, nhóm nghiên cứu tham khảo ý kiến người dân, các chủ cửa hàng Internet đề xuất mô hình phát triển dịch vụ Internet nông thôn.
3.4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.4.1. Phổ cập tin học 3.4.1. Phổ cập tin học
Theo kết quả điều tra (mục 1.4.3 Khai thác và sử dụng thông tin KHCN trên mạng Internet, chương 1) cho thấy cán bộ và người dân các địa phương khảo sát rất quan tâm đến khai thác thông tin trên mạng Internet, tuy nhiên còn nhiều khó khăn trong tiếp cận với phương tiện truyền thông hiện đại này là trình độ sử dụng máy vi tính và Internet của cán bộ cơ sở và người dân còn rất thấp.
Trong thời gian qua việc nâng cao khả năng sử dụng máy vi tính và Internet đã được hầu hết các địa phương trong khu vực quan tâm triển khai thông quan các dự án thí điểm đưa thông tin KHCN phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn. Song song với việc trang bị máy vi tính, các tài liệu kỹ thuật đã được số hóa, các phim video về kỹ thuật sản xuất, các địa phương đã mở các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở và người dân sử dụng máy vi tính để khai thác các cơ sở dữ liệu khoa học kỹ thuật được trang bị và tìm kiếm thông tin qua mạng Internet.
Từ năm 2004 chương trình phổ cập tin học đã được Hội Tin học Cần Thơ phối hợp với Đoàn Thanh niên của một số địa phương trong khu vực như Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang triển khai với sự tham gia giảng dạy của sinh viên tình nguyện (sinh viên chuyên ngành CNTT, trường Đại học Cần Thơ). Năm 2006, trong dự án thí điểm Phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh thiếu niên Việt Nam của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chương trình Phổ cập tin học đã được triển khai đến hầu hết các xã khu vực nông thôn trong TP. Cần Thơ và một số tỉnh lân cận.
Bảng 3.1: Kết quả phổ cập tin học tại một số địa phương từ năm 2004-2006
Kết quả 2004 2005 2006 Tổng
TP Cần Thơ 540 HV 9 Xã 720 HV 12 Xã 3000 HV 30 Xã 4260 HV 51 Xã Tỉnh Hậu Giang 180 HV 3 Xã 360 HV 6 Xã 540 HV 9 Xã 1080 HV 18 Xã Tỉnh Sóc trăng 2 120 HV Xã 180 HV 3 Xã 300 HV 5 Xã
Qua các chương trình phổ cập tin học đã được triển khai trong khu vực cho thấy việc nâng cao năng lực sử dụng CNTT và Internet cho cán bộ địa phương và người dân khu vực nông thôn được các tỉnh / thành trong khu vực rất
tin học được vận dụng trong xây dựng chương trình, bài giảng, tổ chức triển khai của nhóm nghiên cứu.
3.4.1.1. Chương trình đào tạo phổ cập tin học
Chương trình phổ cập tin học với mục tiêu đào tạo cho người học là người dân nông thôn có trình độ thấp (biết đọc, biết viết) sử dụng được máy tính điện tử để tìm kiếm thông tin, học tập và trao đổi thông tin về sản xuất và đời sống thông qua mạng Internet.
Đối tượng: Người dân có trình độ thấp có nhu cầu sử dụng máy tính để tìm kiếm và trao đổi thông tin liên quan đến sản xuất và đời sống qua mạng Internet
Yêu cầu: Sau khoá học, người học có thể sử dụng máy vi tính ở mức cơ bản để tìm kiếm và trao đổi thông tin qua mạng Internet.
Mục tiêu đào tạo:
Hướng dẫn người dân có nhu cầu sử dụng một số ứng dụng cơ bản của máy vi tính và sử dụng mạng Internet để tra cứu thông tin phục vụ cho các yêu cầu của cuộc sống.
Nội dung:
Để đáp ứng được mục tiêu cần đạt của chương trình phổ cập tin học đối với đối tượng là người dân khu vực nông thôn, những người chưa có điều kiện theo học các lớp học về công nghệ thông tin, nội dung chương trình đào tạo được thiết kế tinh gọn, bao gồm lý thuyết và thực hành, có các bài tập ứng dụng cụ thể và thực tế. Nội dung chương trình phổ cập tin học này được chia ra 6 bài học được thiết kế như sau:
Bảng 3.2: Đề cương chương trình đào tạo phổ cập tin học
Giới thiệu tổ chức của máy tính Giới thiệu về phần cứng, phần mềm
Các thao tác cơ bản khi vận hành máy tính Ứng dụng của máy tính điện tử
Các lưu ý khi sử dụng máy tính
Bài 2. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng hệ điều hành Windows Giới thiệu hệ điều hành Windows-
Sử dụng hệ điều hành Windows XP Sử dụng chương trình Explorer
Sử dụng các chức năng trong My Computer Các thao tác trên thư mục, tập tin
Thùng rác (recycle bin)
Sử dụng đĩa USB để lưu trữ thông tin Chạy chương trình ứng dụng
Bộ gõ tiếng Việt và cách gõ tiếng Việt trong Windows Virus máy tính và sử dụng chương trình Anti-virus
Bài 3. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng một số chức năng cơ bản của Microsoft Word trong soạn thảo văn bản.
Giới thiệu về phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word Chạy và thoát chương trình Microsoft Word
Các ích lợi của việc sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word
Sử dụng các lệnh liên quan đến menu hệ thống: File, Edit, Insert,… Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ chuẩn
Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng Cách tạo một văn bản mới
Cách lưu văn bản vừa soạn, mở văn bản đã lưu trên đĩa Chọn khổ giấy, canh lề
Chèn số trang cho văn bản Định dạng đoạn văn bản
Tạo tiêu đề trên và dưới cho văn bản In văn bản
Bài 4. Giới thiệu Internet và sử dụng WWW Giới thiệu Internet
Các lợi ích của việc sử dụng Internet Điều kiện cần thiết để sử dụng Internet Giới thiệu và sử dụng một số trang Web Giới thiệu trang Web tìm kiếm
Hướng dẫn cách tìm kiếm thông tin trên Internet Lưu ý về độ tin cậy của thông tin trên Internet
Bài 5. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng thư điện tử (email) Giới thiệu thư điện tử (email)
Cách tạo một tài khoản email mới Cách đăng nhập và thoát khỏi hộp thư Cách soạn thư mới và gởi thư
Xem và trả lời thư, chuyển tiếp thư Phân biệt đã đọc, đã trả lời, thư chưa đọc Xoá thư
Giới thiệu thư rác
Lưu ý khi sử dụng thư điện tử
Bài 6. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng đàm thoại trực tuyến (chat) Giới thiệu một công cụ chat – Yahoo messenger
Cài Yahoo messenger Đăng nhập
Thêm bạn (Add nick), chấp nhận được add nick, ngăn các nick Thực hiện Chat
Trước mắt, khoá tập huấn sẽ được hướng dẫn trực tiếp bởi giáo viên hoặc cán bộ có khả năng hướng dẫn sử dụng Tin học. Giáo viên sẽ hướng dẫn học viên theo bài giảng được soạn trên Power Point, kết hợp với kinh nghiệm của người hướng dẫn và điều kiện học tập cũng như khả năng tiếp thu của người học mà lựa chọn cách trình bày đạt kết quả cao nhất.
Để đạt được hiệu quả cao, lớp học sẽ được tổ chức trong phòng máy vi tính. Giáo viên sẽ sử dụng phần mềm hỗ trợ đặc biệt như Netop School hoặc Net Support để trình chiếu cho học viên xem và giải thích ý nghĩa cũng như cách sử dụng các chức năng trong nội dung bài giảng. Song song với việc trình chiếu và giải thích, người hướng dẫn sẽ thực hiện các thao tác mẫu để người học làm theo.
Tất cả các bài học đều có phần thực hành. Sau khi trình bày mỗi phần của bài học, người dạy sẽ hướng dẫn người học thực hành các bài tập theo yêu cầu và các thao tác nâng cao tuỳ theo khả năng của người học
3.4.1.2. Bài giảng phổ cập tin học
Các bài giảng được biên soạn bằng Microsoft Powerpoint với nội dung cô động, dễ hiểu có nhiều hình ảnh minh hoạ, có thể được giảng dạy bởi giáo viên thông qua các thiết bị trình chiếu (Multimedia Projector) hoặc các chương trình hỗ trợ dạy học qua mạng cục bộ (Netop School). Các bài giảng cũng có thể được lòng tiếng vào các Slide bài giảng để người học tự học, hoặc chuyển đổi dưới dạng file Flash hay Video để giảng dạy trên cổng thông tin thông qua mạng Internet.
3.4.1.3. Triển khai thử nghiệm chương trình phổ cập tin học
hình triển khai trên diện rộng tại các địa phương trong vùng thông qua các điểm cung cấp dịch vụ Internet đang có.
Các điểm triển khai thử nghiệm được lựa chọn tại các địa phương còn khó khăn, người học là người dân khu vực nông thôn có nhu cầu tiếp cận thông tin phục vụ sản xuất và đời sống, lớp học được tổ chức tại các phòng máy vi tính có kết nối mạng Internet tốc độ cao ADSL gần địa bàn sinh sống của học viên (Trường phổ thông cơ sở, Cửa hàng dịch vụ Internet công cộng), người dạy là sinh viên chuyên ngành CNTT năm cuối tình nguyện tham gia chương trình phổ cập tin học (mỗi điểm 2 sinh viên).
Công việc triển khai thử nghiệm được thực hiện tại các địa phương có đủ điều kiện tại 3 tỉnh / thành trong khu vực ĐBSCL.
Một số nội dung thực hiện trong triển khai thử nghiêm phổ cập tin học: - Tập huấn cho sinh viên tình nguyện tham gia chương trình phổ cập tin
học các kỹ năng cần thiết để giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành các bài giảng đã được biên soạn.
- Phối hợp Đoàn Thanh Niên, Hội Nông dân, Hội Tin học, Sở Thông Tin & Truyền thông, Sở Khoa học & Công nghệ, Uỷ ban nhân dân xã trong việc chọn địa điểm và vận động học viên tham dự lớp. Trong phối hợp tổ chức các lớp phổ cập tin học, Đoàn Thanh niên là lực lương chính trong tuyên truyền vận động học viên.
- Địa điểm tổ chức lớp: Địa phương được chọn là các xã / thị trấn vùng nông thôn có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng như có đường truyền Internet băng thông rộng, có các phòng máy vi tính (Trường Trung học cơ sở, cửa hàng dịch vụ Internet, …).
- Đối tượng học viên: Người dân nông thôn có nhu cầu, đa số học viên là thanh thiếu niên khu vực nông thôn chưa có điều kiện tiếp cận với máy vi tinh và Internet.
- Thời gian thực hiện chương trình phổ cập tin học là 7 ngày, trong đó một ngày cho chuẩn bị phòng máy, cài đặt chương trình phục vụ giảng dạy, 5 ngày (3 giờ / ngày / lớp) thực hiện giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành, một ngày cho kiểm tra và tổng kết lớp học. Bảng 3.3: Các điểm triển khai thử nghiệm phổ cập tin học
TT Địa điểm Thgian ời lSớốp lượSống Điểm tổ chức lớp
TP. Cần Thơ 9 180
1 TT CờĐỏ, Huyện CờĐỏ 2 48 Dịch vụ Internet 2 Xã Thới Đông, Huyện CờĐỏ 1 20 Dịch vụ Internet 3 TT Thới Lai, Huyện Thới Lai 2 33 Dịch vụ Internet 4 Xã Trường Xuân, Huyện Thới Lai 1 15 Dịch vụ Internet 5 Xã Mỹ Khánh, Huyện Phong Điền 1 25 Dịch vụ Internet 6 Xã Tân Thới, Huyện Phong Điền 2 34 Dịch vụ Internet
Tỉnh Hậu Giang 5 82
7 Xã Tân Tiến, Thị xã Vị Thanh 2 31 Trường PTCS 8 Xã Vị Thanh, Thị xã Vị Thanh 1 18 Trường PTCS 9 Xã Vĩnh Viễn, Huyện Long Mỹ 2 33 Trường PTCS
Tỉnh Sóc Trăng 3 62
10 Xã HồĐắc Kiện, Huyện Châu Thành 1 21 Trường PTCS 11 Xã An Hiệp, Huyện Châu Thành 1 18 Trường PTCS 12 Xã Phú Tân, Huyện Châu Thành 1 23 Trường PTCS
Nguồn: Số liệu triển khai thử nghiệm phổ cập tin học năm 2010
Nhận xét kết quả thử nghiệm phổ cập tin học:
- Về sự quan tâm của chính quyền địa phương: Thông qua khảo sát, chọn điểm để thực hiện thử nghiệm chương trình phổ cập tin học cho thấy chính quyền địa phương các cấp rất quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ như liên hệ chọn địa điểm, bố trí chổ ăn ở cho sinh viên tình nguyện, tham
dự khải giảng và tổng kết lớp học. Nhiều địa phương đề nghị tổ chức lớp buổi tối cho cán bộ các ban ngành, đoàn thể của xã.
- Về hợp tác của các đơn vị phối hợp: Các đơn vị phối hợp tổ chức tại các địa phương rất nhiệt tình vận động học viên tham gia các lớp. Đoàn Thanh niên là lực lượng nòng cốt trong tổ chức và tham gia chương trình phổ cập tin học, nhất là tại các địa phương đã triển khai
Dự án thí điểm phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh niên Việt Nam của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam.
- Về học viên: Học viên các lớp phổ cập đa số là thanh, thiêu niên nông thôn chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với máy vi tính và Internet. Học viên rất hứng thú khi được tiếp cận với máy vi tính trong tìm kiếm và trao đổi thông tin trên Internet. Hiện nay, ngành giáo dục đã đưa