Cơ chế về tài chính

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 115 - 118)

6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

4.4.2 Cơ chế về tài chính

Tương tự với các trang Web tìm kiếm thông tin, mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL sẽ là trang Web tìm kiếm chuyên về các lĩnh vực thông tin KHCN phục vụ hoạt động sản xuất vad đời sống của nông dân. Với kế hoạch triển khai bước đầu, mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL chủ yếu cung cấp thông tin và phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân trong vùng.

Mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL có phạm vi hoạt động không rộng lớn như những trang Web tìm kiếm nổi tiếng. Tuy vậy, nội dung thông tin thiết thực hơn và đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương vì thông tin được cung cấp căn cứ vào nhu cầu thực tế của người dân và khả năng ứng dụng thông tin KHCN của từng địa phương thông qua các diễn đàn trao đổi trực tuyến giữa người dân với sự hỗ trợ của 13 Sở KH&CN trong vùng.

Cơ chế tài chính để duy trì hoạt động mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL tương tự với một số trang thông tin và tìm kiếm khác. Có thể lấy ví dụ cụ thể như sau:

Bảng 4.4: So sánh cơ chế tài chính giữa Google và E-mekong

STT Google E-Mekong 1 Nguồn thu 1.1 Trực tiếp - Dịch vụ quảng cáo; - Cho thuê dịch vụ; - … Trực tiếp

- Các địa phương đặt hàng xây dựng và cung cấp thông tin; - Chuyển giao cơ sở dữ liệu; - Quảng cáo;

- Dịch vụ khác. 1.2 Gián tiếp

- Cước truy cập internet; - Specialized Search; - News Timeline; - Fast Flip;

- …

2 Phí tra cứu thông tin

Miễn phí Miễn phí

3 Nội dung thông tin

Địa chỉ các trang web tương ứng với từ khóa cần tìm kiếm

Các bài viết, hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế trong sản xuất ; phù hợp với trình độ người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Với những phân tích như trên, để mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL có thể được xây dựng và duy trì hoạt động lâu dài, cần có một cơ chế đầu tư và hỗ trợ như sau:

Hình 4.4: Các giai đoạn phát triển mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL - Giai đoạn 1: Xây dựng mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL

Toàn bộ nguồn kinh phí đầu tư ban đầu sẽ được Bộ Khoa học và Công

GĐ1: ĐẦU TƯ BAN ĐẦU (Hình thành Cổng thông tin) GĐ2: ĐỊA PHƯƠNG HỖ TRỢ (2-3 năm tiếp theo đểổn định hoạt động) GĐ3: XÃ HỘI HÓA (Tự hoạt động) Bộ KHCN đầu tư (CSDL ban đầu, trang thiết bị) Thông qua Cơ chếđặt hàng về nhu cầu thông tin giữa các địa phương và Đơn vị trong khu vực ĐBSCL Nguồn thu cứng từđặt hàng của các địa phương (Chất lượng – Thị trường và từ các dịch vụ) PHÁT H U Y ĐƯ C H I U QU SINH RA Æ NU Ô I D ƯỠ NG Æ T R ƯỞ N G THÀNH

gồm: Trang thiết bị cho Đơn vị trung tâm, cổng thông tin điện tử, cơ sở dữ liệu ban đầu, chi phí hoạt động trong thời gian thực hiện dự án (1 - 2 năm);

- Giai đoạn 2: Phát triển các hoạt động của mạng thông tin KHCN

Trong thời gian từ 02 - 03 năm tiếp theo kể từ thời điểm kết thúc dự án, hàng năm đơn vị quản lý mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL xây dựng kế hoạch, lập dự toán các khoản chi phí để xây dựng và cập nhật thông tin căn cứ theo nhu cầu đặt hàng “cứng” của các địa phương để trình Ban Cố vấn xem xét và các địa phương sẽ ký hợp đồng đặt hàng với Trung tâm (để bảo đảm được nguồn thu từ hoạt động đặt hàng này thì cần phải có một quy chế với sự cam kết phối hợp trong việc xây dựng và chi sẽ thông tin giữa các địa phương). Trong khoảng thời gian này, đơn vị Trung tâm phát triển các dịch vụ để mở rộng các nguồn thu, chuẩn bị cho giai đoạn “xã hội hóa”.

Trong giai đoạn này, các chi phí được lấy từ nguồn các địa phương hỗ trợ thông qua đặt hàng cung cấp thông tin và các nguồn thu từ dịch vụ khác.

- Giai đoạn 3: Xã hội hóa hoạt động của Cổng thông tin

Từ năm thứ 4 trở về sau (tính từ thời điểm kết thúc dự án) đơn vị Trung tâm đã ổn định được nguồn thu từ các hoạt động cung cấp thông tin KHCN (đặt hàng Xây dựng - Cập nhật và Cung cấp thông tin từ các địa phương) và từ các hoạt động dịch vụ khác.

Hoạt động chính của Đơn vị Trung tâm vẫn là các hợp đồng đặt hàng từ các địa phương theo nguồn kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu hàng năm và nhu cầu sử dụng thông tin của người dân thuộc các lĩnh vực về KHCN, kinh tế, nông nghiệp,chăn nuôi, thủy sản… Và các hoạt động dịch vụ khác như:

ƒ Thực hiện các hoạt động tư vấn, tra cứu, tìm kiếm, cung cấp thông tin chuyên sâu về khoa học công nghệ, nông nghiệp, thủy hải sản… cho

ƒ Nhận các hợp đồng quảng cáo từ các cá nhân, đơn vị có nhu cầu quảng bá thương hiệu, sản phẩm, công nghệ của đơn vị mình … đến với người dân;

ƒ Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ địa phương các kỹ năng, kiến thức về các lĩnh vực KHCN, nông nghiệp, thủy sản,…

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)