Cơ chế vận hành khai thác, đặt hàng thông tin

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 124 - 128)

6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

4.5.3 Cơ chế vận hành khai thác, đặt hàng thông tin

Cơ chế tìm kiếm, đặt hàng thông tin tại địa phương như sơ đồ Hình 4.9

Mô tả cơ chế hoạt động:

Khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin liên quan đến hoạt động phục vụ sản xuất, người sử dụng sẽ truy cập tra cứu các dữ liệu trên cổng thông tin. Các cán bộ thuộc Ban quản lý địa phương (Phụ trách các nút mạng) sẽ xử lý yêu cầu và phản hồi kết quả lại cho người sử dụng nếu những yêu cầu đó đã có trên mang nhưng người sử dụng không tìm thấy hoặc trên mạng chưa có nhưng CSDL tại các địa phương đã có. Trường hợp những thông tin yêu cầu tra cứu không tìm thấy trên Cổng thông tin và CSDL địa phương chưa có thì cán bộ / đơn vị phụ trách thông tin KH&CN địa phương sẽ liên hệ với Đơn vị trung tâm (quản lý

chế đặt hàng và phản hồi kết quả lại cho địa phương để cung cấp cho người dân. Đồng thời những thông tin đó sẽ được cập nhật lên cổng thông tin để cung cấp cho các địa phương.

Hình 4.9: Sơ đồ hoạt động tra cứu thông tin tại các điểm truy cập Hình thức hoạt động tại các điểm là giải pháp năng động và hiệu quả, góp phần đưa cổng thông tin đến gần với người dân hơn với các nội dung được cập nhật thường xuyên, đáp ứng được yêu cầu về thông tin phục vụ cho đời sống sản xuất của người dân.

Cán bộ tham gia tại địa phương sẽ là cộng tác viên của cổng thông tin và được cung cấp một tài khoản để truy cập, tham gia các diễn đàn, gửi bài đến Ban biên tập cổng thông tin. Vì vậy, ngoài việc quản lý, điều hành việc truy cập, các cán bộ này có thể gửi bài viết về các vấn đề có liên quan, phục vụ đời sống sản xuất của người dân địa phương đến Ban biên tập cổng thông tin. Khi

Người sử dụng tin Xuất kết quả Tra cứu Chưa có Chưa có Có Có Tra cứu Phản ồ

Đơn vị trung tâm Yêu cầu thông tin Xử lý Nút mạng tại địa phương hoặc tại các điểm Cổng thông tin Cổng thông tin

duyệt sẽ cập nhật lên cổng thông tin. Các bài viết được đăng lên cổng thông tin sẽ được chi trả các khoản nhuận bút theo quy định. Đây cũng là hướng để tạo nguồn thu cho các cán bộ quản lý tại địa phương và là một trong những yếu tố để nội dung trên cổng thông tin gần gũi với người dân hơn.

4.6 KẾT LUẬN

Mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL được xây dựng và đưa vào hoạt động sẽ góp phần không nhỏ cho phát triển sản xuất và đời sống người dân trong khu vực.

- Về mặt lý luận:

ƒ Khẳng định vai trò quan trọng của kênh thông tin mới (ứng dụng CNTT và Internet) trong cung cấp thông tin KHCN cho người dân nông thôn một cách đầy đủ, thường xuyên, chính xác và kịp thời;

ƒ Mở ra hướng đột phá trong việc nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ KHCN vào thực tế, phục vụ phát triển các mặt đời sống, kinh tế, xã hội của các địa phương trong vùng;

ƒ Về mặt giáo dục, tuyên truyền: Thu hút, khích lệ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên nông thôn làm giàu ngay tại quê hương mình bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. - Hiệu quả kinh tế: Mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL cung cấp

thông tin KHCN phù hợp với nhu cầu và trình độ cho người dân một cách thường xuyên, đầy dủ, chính xác và kịp thời. Đây chính là cầu nối giữa nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất của nhân dân làm tăng năng suất, vật nuôi, cây trồng …

- Hiệu quả xã hội: Mạng thông tin KH&CN sẽ là nơi giao lưu, học tập của bà con nông dân, tiếp cận với những tiến bộ Khoa học kỹ thuật mới, ứng

chất lượng hàng hóa nông sản, góp phần xóa đói, giảm nghèo trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường ngày càng khó tính ở trong và ngoài nước.

CHƯƠNG 5: KT QU ĐẠT ĐƯỢC

Kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL phục vụ phát triển sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng được thực hiện qua các nội dung nghiên cứu có thể tóm tắt như sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)