6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
1.4.3. Khai thác và sử dụng thông tin KHCN trên mạng Internet
Theo những người am hiểu về công nghệ thông tin thì thông tin trên mạng có thuận lợi cơ bản là khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng, đa dạng và cập nhật dễ dàng (77,2% ý kiến). Ngoài ra, nhu cầu của xã hội về thông tin trên mạng ngày càng cao và tác dụng nâng cao hiệu quả công tác rõ rệt. Cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho việc chuyển tải thông tin cũng đã có bước phát triển tương đối khá với mạng lưới điện thoại và cơ sở viễn thông đã phủ đến tất cả các xã, mặc dù phạm vi phủ sống còn hạn chế (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Thuận lợi trong khai thác và sử dụng thông tin trên Internet
TT Lĩnh vực Số ý kiến %
1 Công nghệ mạng 20 8,6
Cơ sở hạ tầng CNTT khá, công nghệ hiện đại 14 6,0 Mạng lưới điện thoại, viễn thông phủ 100% xã 6 2,6
2 Nhu cầu 30 12,9
Nhu cầu thông tin cao 26 11,2
Nâng cao hiệu quả công tác 4 1,7
3 Nguồn thông tin 3 1,3
Thông tin KHCN phong phú, tiếp cận nhanh 3 1,3
4 Cung cấp 179 77,2
Thông tin nhanh chóng 57 24,6
Thông tin phong phú, đa dạng 33 14,2
Được trang bị từ CT112 23 9,9
Sự quan tâm của chính quyền các cấp 21 9,1
Nhân viên đã qua đào tạo 19 8,2
Kịp thời và cập nhật 12 5,2
Có mạng lưới dịch vụ công và tư 6 2,6
Hình thức hấp dẫn 4 1,7
Dễ truy cập 4 1,7
Tổng cộng 232 100,0
2) Khó khăn
Về khả năng cung cấp thông tin thì khó khăn lớn nhất trong việc ứng dụng mạng thông tin khoa học công nghệ là do thiếu kinh phí, trình độ tin học của đội ngũ cán bộ chuyên viên giới hạn và nguồn thông tin hạn chế (49,2% ý kiến) (bảng 4).
Ngoài ra, công nghệ mạng còn nhiều yếu kém (21,7% ý kiến), như cơ sở hạ tầng, tốc độ đường truyền và khả năng quản lý mạng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Về phía người dân, trình độ dân trí thấp, hiểu biết về tin học hạn chế, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn đã là nguyên nhân chủ yếu giới hạn khả năng tiếp cận của người dân nông thôn với mạng thông tin khoa học công nghệ. Ngoài ra, tập quán nhà ở phân tán cũng là khó khăn đáng quan tâm trong việc thiết lập mạng thông tin ở nông thôn, đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa. Bảng 1.4. Khó khăn trong khai thác và sử dụng thông tin trên Internet
TT Lĩnh vực Số ý kiến %
1 Công nghệ mạng 71 21,7
Cơ sở hạ tầng yếu kém 48 14,7
Tốc độ đường truyền chậm 19 5,8
Quản lý mạng gặp nhiều khó khăn 4 1,2
2 Cung cấp thông tin 161 49,2
Thiếu kinh phí để trang bị và duy trì 75 22,9
Trình độ tin học thấp 43 13,1
Thiếu nguồn thông tin 16 4,9
Cán bộ cơ sở không ổn định 9 2,8
Thiếu đội ngũ đưa tin và lấy tin 9 2,8
Thông tin chưa thu hút 7 2,1
Trình độ ngoại ngữ thấp 2 0,6
2 Sử dụng thông tin 95 29,1
Đời sống kinh tế khó khăn 15 4,6
Người dân chưa có nhu cầu cao 11 3,4
Nhà ở phân tán 5 1,5
Giá cước cao 5 1,5
Tổng cộng 327 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007
3) Giải pháp
Các giải pháp được đề nghị tập trung vào 3 lĩnh vực công nghệ mạng, việc cung cấp thông tin và sử dụng thông tin. Tầm quan trọng được chia tương đối đều cho cả 3 lĩnh vực nầy (Bảng 5). Trong lĩnh vực công nghệ mạng, các ý kiến tập trung vào việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, mở rộng phạm vi cung cấp và xây dựng các tụ điểm truy cập thông tin cho người dân. Nâng cấp đường truyền (ADSL) và sử dụng mạng không dây ở những cụm dân cư vùng sâu vùng xa là những giải pháp khả thi trong điều kiện hạn chế đường truyền bằng cáp quang.
Để khắc phục khó khăn hiện nay trong lĩnh vực cung cấp thông tin, các giải pháp đề nghị là tập trung đào tạo bồi dưỡng cán bộ phụ trách mạng cả phần cứng lẫn phần mềm, cả kỹ thuật viên mạng lẫn biên tập viên thông tin mạng để bảo đảm tính phong phú, chính xác, kịp thời, cần thiết, cập nhật, hấp dẫn và phù hợp của thông tin. Ngoài ra, việc đào tạo thường xuyên và có chế độ thích đáng để duy trì ổn định đội ngũ kỹ thuật viên công nghệ mạng cấp xã cũng rất quan trọng để trực tiếp hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận với mạng thông tin khoa học công nghệ.
Do trình độ dân trí thấp, nhận thức và hiểu biết về công nghệ thông tin của đại đa số người dân rất thấp, cần thiết phải phổ cập tin học, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục và hỗ trợ người dân, đặc biệt là trong giai đoạn đầu là yếu tố quyết định thành công của dự án đưa thông tin khoa học công nghệ qua mạng
Một vấn đề quan trọng khác mà các chương trình, dự án cần đặc biệt quan tâm là mức thu nhập hiện nay của người dân khu vực nông thôn còn thấp, chi phí lắp đặt và truy cập mạng thông tin quả là gánh nặng so với kinh tế hộ dân nông thôn. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ kinh phí, giảm giá lắp đặt và truy cập thông tin mới có thể thu hút được người dân và mục tiêu đưa thông tin khoa học công nghệ vào nông thôn mới đến được với đại đa số người dân, đặc biệt là đối tượng nghèo cần được giúp đỡ để vươn lên.
Bảng 1.5. Giải pháp trong khai thác và sử dụng thông tin trên Internet
TT Lĩnh vực Số ý kiến %
1 Công nghệ mạng 104 34,3
Đầu tư phát triển sơ sở hạ tầng 55 18,2
Mở rộng phạm vi cung cấp 25 8,3
Xây dựng các tụ điểm (Câu lạc bộ, Thông tin
Học tập cộng đồng, Trạm Văn hoá thông tin) 14 4,6
Nâng cấp đường truyền 9 3,0
Mạng không dây 1 0,3
2 Cung cấp thông tin 108 35,6
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, kỹ thuật viên cơ sở 60 19,8
Cung cấp kinh phí hỗ trợ 22 7,3
Xây dựng Website chuyên ngành và kết nối 10 3,3
Cải thiện dịch vụ 9 3,0
Đào tạo kỹ năng biên tập và cung cấp thông
tin 7 2,3
3 Sử dụng thông tin 91 30,0
Phổ cập tin học 38 12,5
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức 33 10,9
Cần hỗ trợ cho người dân tiếp cận Internet 14 4,6
Giảm giá truy cập 6 2,0
Tổng cộng 303 100,0
1.4.3.2 Nhận định của nhóm người sử dụng (PRA)
Như đã phân tích ở trên, tỷ lệ người dân tiếp cận thông tin từ mạng Internet chỉ đạt dưới 5%, kết quả thảo luận với cán bộ tại 26 xã được chọn tập trung vào ba nội dung chính gồm: những thuận lợi, những khó khăn trở ngại hiện nay đối với việc sử dụng Internet và giải pháp đề xuất nhằm nâng cao nhận thức và tỷ lệ tiếp cận Internet của người dân (Bảng 6).
Bảng 1.6. Đánh giá hiện trạng sử dụng Internet ở vùng nông thôn
Thuận lợi Khó khăn Giải pháp
Kết cấu hạ tầng
-Hệ thống điện, điện thoại
-Đường truyền ADSL -Điểm truy cập, trung
tâm học tập cộng đồng
-Tốc độ truy cập chậm
-Thường xuyên cúp điện
- Đầu tư nâng cấp đường truyền ADSL
- Đầu tư máy phát điện
Nhân lực
-Tỷ lệ học sinh đến trường cao
-Sự ham học hỏi cái mới của người dân
-70% cán bộ xã biết sử dụng máy tính. -Nhận biết lợi ích về Internet còn thấp -Khả năng sử dụng máy vi tính thấp
- Tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng Internet để khai thác thông tin - Huấn luyện sử dụng
Internet đối với nông dân giỏi, cán bộ xã, thanh niên
Chính sách
-Tin học hoá thủ tục hành chính.
-Công nghệ thông tin phát triển, cước phí có xu hướng giảm.
- Phí truy cập cao - Đầu tư cao, thu
hồi vốn chậm - Nguồn vốn hạn
chế
- Chính sách ưu đãi đầu tư điểm truy cập như thuế, mặt bằng
- Giới thiệu vay vốn từ các chương trình, dự án, hoặc giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách xã hội.
1.4.3.3 Nhận định của người dân (Phỏng vấn hộ)
Qua kết quả điều tra chỉ có 5,8% người dân trong tổng số 765 người được hỏi là có xem thông tin trên mạng Internet. Trong đó, người dân xem tại nhà chiếm 2% và ở dịch vụ Internet là 2,4%. Các website mà người dân truy cập thuộc về một số báo như website của báo tuổi trẻ, các trang web có liên quan đến thuỷ sản, báo An ninh và Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn các tỉnh. Các thông tin được người dân xem trên web liên quan đến kỹ thuật sản xuất, thông tin giá đầu vào và đầu ra, về môi trường, an toàn thực phẩm, dịch bệnh trong sản xuất, tin tức và thời sự, chăm sóc sức khoẻ, an ninh, …
Qua truy cập mạng những người dân này có 2 kiến nghị:
- Cung cấp cho người dân những website có liên quan đến sản xuất, đầu vào và đầu ra.
- Cập nhật thông tin mới thường xuyên hơn, thông tin đầy đủ hơn (ví dụ như đưa thêm giá nông sản, kỹ thuật sản xuất, máy móc thiết bị, giáo dục) và bài viết phải trung thực hơn.
1) Thuận lợi
- Thông tin đa dạng, đầy đủ (21%)
- Thông tin nhanh, kịp thời, chính xác cũng như có được thông tin mới (15,9%)
- Dễ có thông tin, tiện lợi (13,1%) - Học tập và mở mang kiến thức (5,5%)
- Dễ trao đổi thư từ, liên lạc và trao đổi trực tiếp (4,8%) - Giải trí (2,4%)
- Có thể lưu giữ thông tin và tìm thông tin trước đó (0,8%) - Chi phí thấp (phí gọi điện rẻ, phí rẻ hơn mua báo) (0,5%)
2) Khó khăn
Có bốn loại khó khăn chính mà người dân khó tiếp cận Internet để truy cập thông tin đó là (1) thiếu kiến thức về Internet (76,1%), (2) mạng không ổn định (5,5%), (3) chi phí lắp đặt cao (37,1%), và thiếu dịch vụ cung cấp Internet ở nông thôn (18,4%).
- Thiếu kiến thức về Internet bao gồm các nội dung như thiếu kỹ năng sử dụng hoặc không biết sử dụng Internet và trình độ học vấn thấp, rào cản ngôn ngữ (đối với người dân tộc), và không biết địa chỉ cụ thể (để truy cập, để mua máy tốt, chất lượng), chưa rõ thông tin về cách nối mạng, giá cả, chi phí đầu tư).
- Mạng không ổn định bao gồm các nội dung như tốc độ đường truyền chậm, thường rớt mạng và thường cúp điện, hoặc không có điện sử dụng.
- Vốn cao, chi phí lắp đặt cao: sử dụng mạng Internet rất tốn kém (chi phí mua máy, trả phí dịch vụ, không có tiền lắp đặt) và không có thời gian cũng như mất nhiều thời gian truy cập.
- Thiếu dịch vụ cung cấp Internet ở nông thôn: thiếu dịch vụ và chưa có điểm truy cập, xa điểm truy cập, đường đi khó khăn cũng như địa điểm không thuận lợi.
Ngoài ra, còn một số khó khăn khác được ít người dân đề cập đến như khó quản lý thời gian học của con, khó quản lý trẻ em, lo ngại sử dụng trang web không lành mạnh, cơ sở hạ tầng kém, và không an toàn (dễ bị xâm nhập vào tài khoản).
3) Giải pháp
Có bốn giải pháp chính mà người dân quan tâm để khắc phục khó khăn, cải tiến khả năng tiếp cận Internet nhiều hơn và hiệu quả hơn đó là (1) tổ chức tập huấn về tin học (51,9%), (2) mở dịch vụ Internet (18,6%), (3) cho vay vốn ưu đãi để đầu tư (4,7%), và (4) ổn định hệ thống mạng (5,4%). Các ý kiến cụ thể của người dân liên quan đến 4 giải pháp này như sau:
- Tập huấn: tập huấn sử dụng Internet, phổ biến rộng rãi về mạng, tuyên truyền vận động để người dân thấy được lợi ích của Internet, cho con cháu học cách sử dụng, nhờ người biết sử dụng tìm giúp thông tin và đào tạo cho lớp trẻ để nhờ họ tìm giúp thông tin.
- Mở dịch vụ Internet: mở thêm dịch vụ cũng như có điểm truy cập ở mỗi ấp, xã (1 ấp có 2 máy); Hợp tác xã mua 1 máy và sử dụng chung; cung cấp Internet cho CLB người dân và tổ nhóm sản xuất; có điểm truy cập miễn phí tại xã hoặc ấp; trang bị thêm máy vi tính cho xã - Vay vốn để đầu tư: cho vay lãi suất thấp để mua máy vi tính, hoặc
mua máy trả góp cũng như được hỗ trợ kinh tế.
- Ổn định hệ thống mạng: giảm, miễn thuế giá trị gia tăng cho nông thôn; nguồn điện ổn định; đường truyền tốc độ cao/đường truyền ADSL/ cũng như nâng cao chất lượng đường truyền; quản lý chặt chẽ các dịch vụ Internet; quản lý mạng; phí truy cập phù hợp, giảm giá cước, và giảm chi phí cho người sử dụng; đưa Internet vào chương trình giáo dục.
1.5. KẾT LUẬN
• Sự cần thiết của mạng thông tin khoa học công nghệ
là rất cao, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước. Bên cạnh những phương tiện thông tin truyền thống thì thông tin qua mạng là hết sức hữu ích và cấp thiết. Nghiên cứu đã cho thấy sự đồng tình rất cao của tất cả các đối tượng được phỏng vấn trong việc phát triển mạng thông tin khoa học công nghệ cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.
• Hạ tầng kỹ thuật mạng công nghệ thông tin
Mạng thông tin khoa học công nghệ đã có được bước phát triển nền tảng tương đối thuận lợi, thông qua nhiều chương trình và nỗ lực của chính quyền các cấp và một số Sở, Ban, Ngành của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, so với yêu cầu cung cấp thông tin đáp ứng tốt nhu cầu người dân thì cơ sở hạ tầng, tốc độ đường truyền hiện tại còn nhiều yếu kém. Các phần mềm dùng chung và khung cơ sở dữ liệu thống nhất (Trung Tâm tích hợp dữ liệu) để có thể chia sẻ thông tin, hỗ trợ quản lý và nghiên cứu phát triển còn nhiều bất cặp, thiếu đồng bộ, phức tạp và chưa phù hợp.
Ngân sách dành cho phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cả trung ương và địa phương còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay.
• Năng lực đểđáp ứng yêu cầu thông tin khoa học công nghệ
Hiện tại, năng lực đáp ứng nhu cầu thông tin về sản xuất, thị trường và đời sống của tất cả các kênh tương đối khá (20-40% tuỳ lĩnh vực). Riêng thông tin qua mạng Internet đến với người dân còn rất thấp (dưới 5%). Phát triển kênh thông tin nầy sẽ rất cần thiết để đáp ứng tốt hơn nhu cầu. Tuy nhiên, việc thông tin qua mạng còn gặp rất nhiều khó khăn hạn chế: đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên công nghệ thông tin ở các địa phương còn rất mỏng và yếu, khả năng cung cấp
dịch vụ thông tin còn thấp và khả năng quản trị mạng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Có khoảng cách khác biệt lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn về nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng phục vụ ứng dụng CNTT-TT.
Trình độ dân trí thấp, hiểu biết về tin học hạn chế, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn đã là nguyên nhân chủ yếu giới hạn khả năng tiếp cận của người dân nông thôn với mạng thông tin khoa học công nghệ. Ngoài ra, tập quán nhà ở phân tán cũng là khó khăn đáng quan tâm trong việc thiết lập mạng thông tin ở nông thôn, đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa.
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP KỸ THUẬT MẠNG THÔNG TIN
KHCN KHU VỰC ĐBSCL
2.1 HIỆN TRẠNG VÀ MỤC TIÊU CUNG CẤP THÔNG TIN KHCN
Trong thời gian qua, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật dưới nhiều hình thức và thông qua nhiều kênh truyền thống như tivi, radio, báo chí, hệ thống khuyến nông, khuyến công, hội thảo hội nghị,... đã giúp trình độ người dân có bước tiến bộ đáng kể trong việc nắm bắt thông tin, sử dụng thông tin nhằm làm