6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
3.4.2.3. Chương trình tập huấn: Sản xuất lúa chất lượng cao và an toàn
Là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo xuất khẩu của cả nước, sản xuất lúa chất lương cao của ĐBSCL sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam và tăng kim ngạch xuất khẩu. Chương trình tập huấn “Sản xuất lúa chất lượng cao và an toàn” theo tiêu chuấn GAP hướng dẫn người dân quy trình sản xuất lúa chất lượng cao và an toàn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, hướng tới thị trường chất lượng cao trong và ngoài nước, giúp tiêu thụ ổn định và tăng giá trị hạt gạo Việt Nam.
Đối tượng: Nông dân, cán bộ hợp tác xã, cán bộ nông nghiệp xã và cán bộ khuyến nông huyện và cơ sở.
Yêu cầu: Trình độ học vấn từ lớp 5 trở lên.
Mục tiêu tổng quát: Phổ triển quy trình sản xuất lúa chất lượng cao và an toàn (GAP) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, hướng tới thị trường chất lượng cao trong và ngoài nước, giúp tiêu thụ ổn định và tăng giá trị hạt gạo Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
• Hướng dẫn quy trình sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng chất lượng, bảo đảm tiêu thụ ổn
định với giá cao, tăng thu nhập cho người sản xuất đồng thời bảo đảm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.
• Canh tác lúa đạt chất lượng và an toàn nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm sức khỏe cho con người hiện tại và tương lai hướng tới nền nông nghiệp an toàn, bền vững.
Chương trình đào tạo:
Khoá tập huấn về SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯƠNG CAO VÀ AN TOÀN (GAP) được thực hiện trong 14 ngày thực giảng (tương đương 112 tiết chuẩn), bao gồm 2 học phần cả lý thuyết và thực hành.
Khoá tập huấn về Sản xuất lúa chất lượng cao và an toàn bao gồm 4 chương và 14 bài.
Bảng 3.7: Chương trình tập huấn “Sản xuất lúa chất lượng cao và an toàn”
NỘI DUNG
Chương 1. Quy hoạch vùng sản xuất
Bài 1. Khái niệm về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn lúa gạo
Bài 2. Quy hoạch vùng sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn Bài 3. Liên kết sản xuất
Chương II. Kỹ thuật canh tác và quản lý sản xuất
Bài 4. Giống lúa
Bài 5. Kỹ thuật làm đất, gieo sạ và quản lý đất đai Bài 6. Kỹ thuật bón phân và quản lý phân bón Bài 7. Kỹ thuật tưới tiêu và quản lý nước
Bài 8. Phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM và quản lý thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất
Bài 9. Kỹ thuật thu hoạch và xử lý sau thu hoạch Bài 10. Xây dựng thương hiệu
Bài 12. Huấn luyện và đào tạo cho người lao động
Chương IV. Quản lý hồ sơ, kiểm tra và giải quyết khiếu nại
Bài 13. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
Bài 14. Kiểm tra nội bộ, khiếu nại và giải quyết khiếu nại