Thông tin trên cổng

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 69 - 141)

6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

2.3.2.3 Thông tin trên cổng

Về nội dung cung cấp, cổng thông tin sẽ cung cấp những nội dung mà người dân cần theo kết quả điều tra về nhu cầu thông tin của người dân Đồng bằng sông Cửu Long:

- Giá cả thị trường, đầu vào, đầu ra.

- Thời sự dịch bệnh, biện pháp phòng chống.

- Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản.

- Giống cây trồng, vật nuôi.

- Nhu cầu sản lượng, biến động thị trường nông thuỷ hải sản.

- Các loại thuốc sâu, phân bón, giá cả, nơi cung cấp tin cậy.

- Công cụ hỗ trợ học tập.

- Các hình thức giải trí.

- Thông tin hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ.

- Điển hình sản xuất giỏi, diễn đàn nông nghiệp, nông thôn.

- Thông tin về sức khoẻ, chất lượng cuộc sống.

- Thông tin khoa học công nghệ khác.

- Hỏi đáp giữa chuyên gia và người dân.

Trong giai đoạn triển khai ban đầu, portal sẽ cung cấp các thông tin trên. Về sau, khi nhu cầu trong các lĩnh vực khác tăng lên thì hệ thống sẽ cung cấp thêm nhiều nội dung theo yêu cầu của người dân và tình hình khoa học công nghệ cụ thể.

2.3.3 Hệ thống mạng 2.3.3.1 Mô hình hoạt động

Hệ thống hoạt động theo mô hình Client - Server cho phép người dùng có thể sử dụng các máy tính kết nối internet (client) để truy cập đến hệ thống máy chủ mạng (server) thông qua các cơ chế bảo mật tường lửa giúp việc truyền tải thông tin an toàn và bảo mật.

Hình 2.8: Mô hình truy cập thông tin qua mạng Internet

Hệ thống được thiết lập để nâng cao khả năng chịu tải của hệ thống đối với số lượng người dùng lớn. Có 2 mức chịu tải:

- Chịu tải về phía ứng dụng: hệ thống được xây dựng sử dụng công nghệ AJAX và cơ chế Cache:

o Cache: Lưu trữ các dữ liệu không thay đổi giúp không phải tải lại các phần không có sự thay đổi.

o Ajax (Asynchronous JavaScript and XML): Cho phép người dùng yêu cầu thay đổi phần nào thì server chỉ cần đáp ứng phần đó,

không phải tải lại toàn bộ trang, việc này sẽ giúp cho ứng dụng giảm tải được khoảng 1/3 so với việc không sử dụng Ajax.

- Chịu tải về phía thiết lập mạng:

o Với một hệ thống lớn bao gồm nhiều Web Servers kết nối trực tiếp đến một Database sẽ làm cho Database quá tải vì vậy chúng ta phải tăng cường theo mô hình 2 Database, 1 Database làm Master và 1 Database làm Slave làm tăng khả năng chịu tải của hệ thống.

Hình 2.9: Mô hình phân tải cho máy chủ cơ sở dữ liệu

o Cùng như với mức chịu tải của Database, một hệ thống lớn như Web về sức chịu tải của từng Web Server cũng có giới hạn vì vậy chúng ta phải gộp nhiều Servers lại với nhau để load balancer, nhằm tăng cường khả năng chịu tải của một hệ thống Web Server.

o Xây dựng Firewall (Shorewall) với Cân bằng tải:

Hình 2.11: Mô hình tường lửa cho hệ thống có cân bằng tải

o Nhằm tăng thêm tính bảo mật cho hệ thống mạng và tăng khả năng "high available" cho hệ thống, chúng ta sẽ xây dựng 2 Firewall chạy FailOver đồng thời phân tải đều (load balancer)

cứng (Fail: hard disk, RAM, Network card, hoặc chết hẳn Server), thì tức thì Firewall Slave sẽ đảm nhận nhiệm vụ thay thế Firewall Master, xử lý tất cả các kết nối đến hệ thống Web.

2.3.3.2 Mô hình triển khai

E-Mekong là mạng thông tin KHCN chung của khu vực ĐBSCL có một trung tâm điều hành chung được đặt tại TP. Cần Thơ, trung tâm của khu vực. Đồng bằng sông Cửu Long có 13 tỉnh / thành, mỗi tỉnh / thành sẽ có một bộ phận quản lý cấp tỉnh / thành trực thuộc Sở Khoa học & Công nghệ. Mổi tỉnh / thành sẽ tổ chức các đơn vị quản lý cấp cơ sở (các Phường, Xã, …). Cách thức tổ chức mạng thông tin được mô tả dưới đây.

Hình 2.12: Mô tả chức năng mạng thông tin

2.3.3.3 Về phía server

Ban đầu triển khai, hệ thống chỉ cần một máy chủ để đặt tất cả các cổng của mạng thông tin thuộc hệ thống, bao gồm portal mạng trung tâm KHCN đồng bằng sông Cửu Long, các portal của các đơn vị quản lý KHCN các tỉnh và

các cổng thông tin tuyến cơ sở. Người dùng chỉ cần truy cập vào máy chủ duy nhất này để duyệt đến tất cả các cổng thông tin trên.

Hình 2.13: Sơ đồ tổ chức mạng thông tin đơn giản

Về sau này, nếu có nhu cầu mở rộng hệ thống thì sẽ phân tán hệ thống mạng ra các tỉnh, việc này sẽ có ít khi lượng dữ liệu lớn và giúp cho các cán bộ quản trị cấp tỉnh có thể quản trị hệ thống mạng chứa thông tin portal KHCN tỉnh mình. Hệ thống này bao gồm 2 cấp:

- Server hệ thống mạng trung tâm KHCN ĐBSCL: bao gồm một máy web server chỉ chứa thông tin của portal cha, một database server và một máy chủ chứng thực cho tất cả các portal.

- Server hệ thống mạng KHCN cấp tỉnh: Bao gồm một máy chủ web server và một máy chủ database. Lưu trữ thông tin và quản lý cấu hình portal KHCN cấp tỉnh. Người dân truy cập đến cổng thông tin KHCN cấp tỉnh sẽ gởi yêu cầu đến server này.

Hình 2.14: Sơ đồ tổ chức mạng thông tin phân tải về các địa phương

2.3.3.4 Về phía người dùng (client)

Về phía người dùng, cần phải có một hệ thống cho phép kết nối internet.

- Về phía người dùng đơn lẻ: Yêu cầu phải có một máy tính kết nối internet, có sử dụng phần mềm bảo mật máy tính cá nhân.

- Về phía người dùng mạng cục bộ: Các điểm ứng dụng CNTT cơ sở khu vực nông thôn sử dụng một hệ thống mạng cục bộ được kết nối internet băng thông rộng có dây (Cáp quang, ADSL, …) hoặc không dây (VSAT-IP, 3G, …) thông qua modem có router, kết hợp với tường lửa nâng cao khả năng bảo mật và an toàn kết nối.

Hình 2.16: Mô hình người dùng qua mạng cục bộ

2.5 KẾT LUẬN

Với sự đầu tư lớn của các tập đoàn viễn thông (VNPT, Viettel, ...) trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng viễn thông nước ta phát triển tương đối thuận lợi để triển khai các mô hình cung cấp thông tin KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Phân tích thiết kế hệ thống thông tin phục vụ cho việc xây dựng cổng (Portal) được thực hiện trên cơ sở phân tích các điều kiện đặc thù của

khu vực, thích hợp trong việc xây dựng các chức năng, các thông tin cần đưa lên cổng.

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu đã được thiết kế để có thể dễ dàng mở rộng trong tương lai, giúp cho việc tích hợp thêm các chức năng của hệ thống sau này.

- Cổng thông tin được xây dựng trên nền tảng công nghệ có độ ổn định và tính bảo mật cao. Các chức năng được quản lý linh hoạt theo từng cổng, từng trang và chi tiết từng module cho phép cán bộ quản trị có thể thay đổi cách thức hiển thị các chức năng mà không cần đến kiến thức lập trình.

- Hệ thống mạng được thiết kế nhằm tối ưu về tốc độ, giúp cân bằng tải, giảm băng thông làm cho hệ thống hoạt động hiệu quả.

- Khả năng tích hợp các cổng con linh hoạt cho phép cấu hình một cổng con một cách dễ dàng trong việc triển khai cho các đơn vị, mở rộng mạng lưới.

- Thông tin cung cấp đa dạng, được quản lý bởi quản trị viên cho phép điều chỉnh thông tin cung cấp tuỳ theo nhu cầu sử dụng.

Kết quả nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cho thấy với sự phát triển trong lĩnh vực CNTT-TT hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu tổ chức, quản lý và truyền tải thông tin phục vụ mô hình cung cấp thông tin KHCN cho người dân khu vực nông thôn ĐBSCL của mạng E-Mekong.

CHƯƠNG 3: GII PHÁP NÂNG CAO NĂNG LC KHAI

THÁC THÔNG TIN KHCN CHO NGƯỜI DÂN

3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đối tượng phục vụ của mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL là người dân, song song với các kênh thông tin hiện có, bằng phương tiện công nghệ thông tin chúng ta mở thêm kênh cung cấp thông tin phục vụ phát triển sản xuất và đời sống người dân trong khu vực.

Để hỗ trợ người dân sử dụng hiệu quả mạng thông tin KHCN cần có các giải pháp hỗ trợ người dân tiếp cận các phương tiện CNTT và Internet. Thông qua phương tiện này các chương tập huấn kỹ thuật sản xuất được triển khai bằng phương thức mới “học tập từ xa qua mạng Internet” (e-learning).

3.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực tìm kiếm thông tin phục vụ học tập và ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống bằng phương tiện công nghệ thông tin.

3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.3.1. Phổ cập tin học 3.3.1. Phổ cập tin học

Để người dân có thể tiếp cận được thông tin nói chung và thông tin KHCN nói riêng thông qua mạng Internet cần phải tổ chức đào tạo phổ cập tin học cho người dân. Chương trình đào tạo tin học mang tính phổ cập phải phù hợp với trình độ người dân khu vực nông thôn, chỉ cần biết đọc, biết viết có thể học và sử dụng được máy vi tính để tìm kiếm, học tập và trao đổi thông tin qua mạng Internet.

- Xây dựng chương trình đào tạo phổ cập tin học. - Biên soạn bài giảng.

- Triển khai thử nghiệm tại các địa phương.

- Dựa trên kết quả thử nghiệm, thảo luận đánh giá và hoàn thiện chương trình và các bài giảng.

3.3.2. Chương trình tập huấn kỹ thuật thông qua mạng Internet.

Một trong các mục tiêu chính của mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL là chuyển giao các tiến bộ khoa học phục vụ sản xuất và đời sống đến người dân. Để người dân có thể ứng dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống, cần có các chương trình tập huấn kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ người dân, giúp người dân áp dụng có kết quả các thông tin KHCN được cung cấp qua cổng thông tin.

Các bước thực hiện:

- Xây dựng thí điểm 5 chương trình tập huấn kỹ thuật sản xuất. - Biên soạn thí điểm 1 bài giảng cho mỗi chương trình.

- Nhóm biên soạn thảo luận và hoàn thiện các chương trình và bài giảng mẫu làm cơ sở để triển khai các giai đoạn kế tiếp.

3.3.3. Đào tạo kỹ thuật viên CNTT tuyến cơ sở

Để người dân có thể tiếp cận thông tin cần phải có các điểm truy cập thông tin có trang bị đầy đủ các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông (máy tính nối mạng, đường truyền Internet tốc độ cao ADSL) tại địa bàn sinh sống của người dân. Vấn đề là hiện nay là tại các địa phương nhân lực CNTT phục vụ cài đặt, bảo trì và khai thác các thiết bị CNTT thiếu hụt một cách trầm trọng đó cũng là nguyên nhân làm chậm tốc độ phát triển ứng dụng

CNTT và Internet khu vực nông thôn. Như vây cần có chương trình đào tạo kỹ thuật viên CNTT cho khu vực nông thôn.

Các bước thực hiện xây dựng chương trình đào tạo:

- Xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật viên CNTT tuyến cơ sở dựa trên các chương trình đào tạo nghề.

- Nhóm biên soạn thảo luận và hoàn thiện các chương trình.

3.3.4. Mô hình phát triển các điểm truy cập Internet nông thôn.

Tại các trung tâm đô thị lớn, các điểm dịch vụ truy cập Internet phát triển rất mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận thông tin, trong đó có thông tin KHCN phục vụ phát triển sản xuất và đời sống, trong khi ở các vùng nông thôn, điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn nhìn chung các dịch vụ này phát triển rất chậm thậm chí chưa phát triển, điều đó dẫn đến nhiều thiệt thòi trong tiếp cận thông tin phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của người dân.

Thông qua khảo sát thực tế các mô hình đang triển khai ở một số địa phương trong khu vực và triển khai 13 điểm thử nghiệm phổ cập tin học trong đề tài, nhóm nghiên cứu tham khảo ý kiến người dân, các chủ cửa hàng Internet đề xuất mô hình phát triển dịch vụ Internet nông thôn.

3.4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.4.1. Phổ cập tin học 3.4.1. Phổ cập tin học

Theo kết quả điều tra (mục 1.4.3 Khai thác và sử dụng thông tin KHCN trên mạng Internet, chương 1) cho thấy cán bộ và người dân các địa phương khảo sát rất quan tâm đến khai thác thông tin trên mạng Internet, tuy nhiên còn nhiều khó khăn trong tiếp cận với phương tiện truyền thông hiện đại này là trình độ sử dụng máy vi tính và Internet của cán bộ cơ sở và người dân còn rất thấp.

Trong thời gian qua việc nâng cao khả năng sử dụng máy vi tính và Internet đã được hầu hết các địa phương trong khu vực quan tâm triển khai thông quan các dự án thí điểm đưa thông tin KHCN phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn. Song song với việc trang bị máy vi tính, các tài liệu kỹ thuật đã được số hóa, các phim video về kỹ thuật sản xuất, các địa phương đã mở các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở và người dân sử dụng máy vi tính để khai thác các cơ sở dữ liệu khoa học kỹ thuật được trang bị và tìm kiếm thông tin qua mạng Internet.

Từ năm 2004 chương trình phổ cập tin học đã được Hội Tin học Cần Thơ phối hợp với Đoàn Thanh niên của một số địa phương trong khu vực như Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang triển khai với sự tham gia giảng dạy của sinh viên tình nguyện (sinh viên chuyên ngành CNTT, trường Đại học Cần Thơ). Năm 2006, trong dự án thí điểm Phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh thiếu niên Việt Nam của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chương trình Phổ cập tin học đã được triển khai đến hầu hết các xã khu vực nông thôn trong TP. Cần Thơ và một số tỉnh lân cận.

Bảng 3.1: Kết quả phổ cập tin học tại một số địa phương từ năm 2004-2006

Kết quả 2004 2005 2006 Tổng

TP Cần Thơ 540 HV 9 Xã 720 HV 12 Xã 3000 HV 30 Xã 4260 HV 51 Xã Tỉnh Hậu Giang 180 HV 3 Xã 360 HV 6 Xã 540 HV 9 Xã 1080 HV 18 Xã Tỉnh Sóc trăng 2 120 HV Xã 180 HV 3 Xã 300 HV 5 Xã

Qua các chương trình phổ cập tin học đã được triển khai trong khu vực cho thấy việc nâng cao năng lực sử dụng CNTT và Internet cho cán bộ địa phương và người dân khu vực nông thôn được các tỉnh / thành trong khu vực rất

tin học được vận dụng trong xây dựng chương trình, bài giảng, tổ chức triển khai của nhóm nghiên cứu.

3.4.1.1. Chương trình đào tạo phổ cập tin học

Chương trình phổ cập tin học với mục tiêu đào tạo cho người học là người dân nông thôn có trình độ thấp (biết đọc, biết viết) sử dụng được máy tính điện tử để tìm kiếm thông tin, học tập và trao đổi thông tin về sản xuất và đời sống thông qua mạng Internet.

Đối tượng: Người dân có trình độ thấp có nhu cầu sử dụng máy tính để tìm kiếm và trao đổi thông tin liên quan đến sản xuất và đời sống qua mạng Internet

Yêu cầu: Sau khoá học, người học có thể sử dụng máy vi tính ở mức cơ bản để tìm kiếm và trao đổi thông tin qua mạng Internet.

Mục tiêu đào tạo:

Hướng dẫn người dân có nhu cầu sử dụng một số ứng dụng cơ bản của máy vi tính và sử dụng mạng Internet để tra cứu thông tin phục vụ cho các yêu cầu của cuộc sống.

Nội dung:

Để đáp ứng được mục tiêu cần đạt của chương trình phổ cập tin học đối với đối tượng là người dân khu vực nông thôn, những người chưa có điều kiện theo học các lớp học về công nghệ thông tin, nội dung chương trình đào tạo được thiết kế tinh gọn, bao gồm lý thuyết và thực hành, có các bài tập ứng dụng cụ thể và thực tế. Nội dung chương trình phổ cập tin học này được chia ra 6 bài

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 69 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)