Về phương pháp phối hợp triển khai

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 122 - 124)

6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

4.5.2 Về phương pháp phối hợp triển khai

Để các hoạt động mang tính chất phối hợp được triển khai một cách nhịp nhàng giữa Đơn vị Trung tâm và Ban điều hành địa phương thì phương án phối hợp được đề nghị như sau:

Hình 4.8: Mô hình phối hợp triển khai giữa đơn vị trung tân và các địa phương

MẠNG E-MEKONG (Hoàn chỉnh về thiết kế kỹ thuật của cổng TT) CÁC ĐỊA PHƯƠNG (Sở KHCN hoặc Sở MẠNG E-MEKONG (Đầy đủ bước đầu về thông tin, sẵn sàng cho khai thác và

sử dụng) ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG (khai thác và sử dụng các thông tin) Xây dựng, cập nhật CSDL Quảng bá, hướng dẫn sử dụng mạng tại 13điểm/13địa phương Hỗ trợ cung cấp thông tin, yêu cầu để xây dựng

cấu trúc cổng

Đặt hàng các nhu cầu thông tin của địa phương

Phối hợp quản lý vận

hành mạng

Lựa chọn địa điểm làm trình diễn để giới thiệu, quảng bá, hướng dẫn sử dụng (ưu tiên sử dụng các

điểm mà địa phương đã triển khai đã có thiết bị);

Tiếp tục triển khai các điểm còn lại của địa phương và Tổng hợp đặt

hàng / đề suất nhu cầu thông tin của địa phương

Hỗ trợ kỹ thuật sử dụng mạng hoặc các điểm

Các hình thức tuyên truyền, quảng bá, vận động người dân khai thác, sử dụng thông tin từ mạng có thể là:

ƒ Phối hợp với các Đoàn thể đưa các phim KHCN lồng vào các buổi họp dân, buổi sinh hoạt tập thể, các buổi tập huấn dành cho nông dân;

ƒ Phổ biến, tuyên truyền việc triển khai các điểm truy cập dưới dạng các băng rôn, áp phích, tờ rơi;

ƒ Kết hợp với Đài Truyền thanh xã, huyện – nơi bố trí điểm truy cập mở chuyên mục tuyên truyền, giới thiệu về chức năng hoạt động của mạng thông tin KHCN, các tài liệu, mô hình ứng dụng KHCN trong sản xuất để từng bước hướng người dân tiếp cận với hoạt động của mạng thông tin KHCN khu vực ĐDBSCL;

Đối tượng nòng cốt giúp cho công tác tuyên truyền, quảng bá này có hiệu quả sẽ là lực lượng Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hợp tác xã, … tại các địa phương.

Mặc dù, dự án không trực tiếp đầu tư các điểm truy cập, cung cấp thông tin KHCN, việc khai thác mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL dựa trên cơ sở các điểm mà các địa phương đã đầu tư lắp đặt thiết bị trước đó và các điểm truy cập Internet công cộng. Tuy nhiên, việc lựa chọn các điểm để giới thiệu, trình diễn về mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL hoặc khi các địa phương muốn phát triển thêm mạng lưới các điểm “Cung cấp thông tin KHCN” thì cần lưu ý các yếu tố như vị trí đặt điểm (cần tạo tâm lý thoải mái khi sử dụng, khả năng duy trì hoạt động của điểm về lâu dài (xã hội hóa).

Và tùy vào tình hình thực tế tại địa phương, các cơ quan quản lý, các điểm truy cập địa phương có thể chủ động tìm nguồn thu để duy trì hoạt động và tạo thêm thu nhập cho các cán bộ tham gia phối hợp như:

ƒ Mở thêm các dịch vụ in ấn các loại tài liệu, sao chép đĩa CD các tài liệu, thông tin tra cứu, phim tư liệu,…;

ƒ Tận dụng cơ sở vật chất tại điểm truy cập như cho thuê hội trường, sân bãi, mở các lớp tập huấn truy cập Internet, tập huấn về kỹ thuật sản xuất, … đối với điểm có khả năng đáp ứng yêu cầu về diện tích;

ƒ Thành lập các Câu lạc bộ ở các lĩnh vực: chăn nuôi, trồng trọt, … để thu hút sự tham gia của người dân. Đưa các chương trình phổ biến, tập huấn kiến thức về mạng thông tin, truy cập internet cho nông dân trong các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ. Đây cũng là phương thức tiếp cận, quảng bá, đưa thông tin đến với người dân một cách có hiệu quả. Câu lạc bộ là nơi người nông dân dễ dàng giải bày những tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu thông tin một cách sâu sắc. Từ đó, các địa phương sẽ nắm bắt được nhu cầu thông tin KHCN của người dân để có kế hoạch đáp ứng một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)