6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
2.3.3.4 Về phía người dùng (client)
Về phía người dùng, cần phải có một hệ thống cho phép kết nối internet.
- Về phía người dùng đơn lẻ: Yêu cầu phải có một máy tính kết nối internet, có sử dụng phần mềm bảo mật máy tính cá nhân.
- Về phía người dùng mạng cục bộ: Các điểm ứng dụng CNTT cơ sở khu vực nông thôn sử dụng một hệ thống mạng cục bộ được kết nối internet băng thông rộng có dây (Cáp quang, ADSL, …) hoặc không dây (VSAT-IP, 3G, …) thông qua modem có router, kết hợp với tường lửa nâng cao khả năng bảo mật và an toàn kết nối.
Hình 2.16: Mô hình người dùng qua mạng cục bộ
2.5 KẾT LUẬN
Với sự đầu tư lớn của các tập đoàn viễn thông (VNPT, Viettel, ...) trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng viễn thông nước ta phát triển tương đối thuận lợi để triển khai các mô hình cung cấp thông tin KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.
- Phân tích thiết kế hệ thống thông tin phục vụ cho việc xây dựng cổng (Portal) được thực hiện trên cơ sở phân tích các điều kiện đặc thù của
khu vực, thích hợp trong việc xây dựng các chức năng, các thông tin cần đưa lên cổng.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu đã được thiết kế để có thể dễ dàng mở rộng trong tương lai, giúp cho việc tích hợp thêm các chức năng của hệ thống sau này.
- Cổng thông tin được xây dựng trên nền tảng công nghệ có độ ổn định và tính bảo mật cao. Các chức năng được quản lý linh hoạt theo từng cổng, từng trang và chi tiết từng module cho phép cán bộ quản trị có thể thay đổi cách thức hiển thị các chức năng mà không cần đến kiến thức lập trình.
- Hệ thống mạng được thiết kế nhằm tối ưu về tốc độ, giúp cân bằng tải, giảm băng thông làm cho hệ thống hoạt động hiệu quả.
- Khả năng tích hợp các cổng con linh hoạt cho phép cấu hình một cổng con một cách dễ dàng trong việc triển khai cho các đơn vị, mở rộng mạng lưới.
- Thông tin cung cấp đa dạng, được quản lý bởi quản trị viên cho phép điều chỉnh thông tin cung cấp tuỳ theo nhu cầu sử dụng.
Kết quả nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cho thấy với sự phát triển trong lĩnh vực CNTT-TT hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu tổ chức, quản lý và truyền tải thông tin phục vụ mô hình cung cấp thông tin KHCN cho người dân khu vực nông thôn ĐBSCL của mạng E-Mekong.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KHAI
THÁC THÔNG TIN KHCN CHO NGƯỜI DÂN
3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối tượng phục vụ của mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL là người dân, song song với các kênh thông tin hiện có, bằng phương tiện công nghệ thông tin chúng ta mở thêm kênh cung cấp thông tin phục vụ phát triển sản xuất và đời sống người dân trong khu vực.
Để hỗ trợ người dân sử dụng hiệu quả mạng thông tin KHCN cần có các giải pháp hỗ trợ người dân tiếp cận các phương tiện CNTT và Internet. Thông qua phương tiện này các chương tập huấn kỹ thuật sản xuất được triển khai bằng phương thức mới “học tập từ xa qua mạng Internet” (e-learning).