Kiến nghị của người dân về thông tin khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 46 - 141)

6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

1.4.2. Kiến nghị của người dân về thông tin khoa học công nghệ

1.4.2.1 Về nâng cao chất lượng thông tin

Những thông tin mà nông dân kiến nghị cần nâng cao chất lượng bao gồm (1) kỹ thuật sản xuất (giống cây - con có chất lượng và phù hợp với từng vùng sinh thái); (2) Đầu vào, đầu ra nông sản (giá nguyên vật liệu đầu vào, bao gồm nhiều mặt hàng thông dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng của phân bón, thuốc trên bao bì, giá thu mua nông sản cần chính xác); (3) Văn hoá – xã hội (thông tin về giáo dục, chính sách cho học sinh nghèo, thời trang, đời sống cộng đồng nông thôn, phát triển nông thôn, kinh tế - xã hội, an toàn giao thông, chương trình giải đáp thắc mắc, bức xúc của người dân, các chương trình đối thoại trực tiếp, thông tin về y tế, sức khoẻ, dịch bệnh, cách phòng chống và điều trị, cách sử dụng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, quyền lợi của bảo hiểm y tế và chăm sóc trẻ em); (4) Thông tin cụ thể hơn về vay vốn sản xuất từ các nguồn khác nhau.

• 50,1% người dân mong muốn được cập nhật và nâng cao chất lượng các hình thức chuyển tải thông tin sau đây:

- Thông tin qua điện thoại, thiết lập đường dây điện thoại nóng. - Đặt hộp thư.

- Tăng số lần, tăng thời lượng phát sóng các chương trình nông nghiệp như nhịp cầu nhà nông, phòng trừ dịch bệnh, kỹ thuật sản xuất, chương trình an toàn giao thông, y tế, sức khoẻ, giá cả thị trường, hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con, và tăng cường chương trình tiếng Khmer.

- Loa phát thanh: Lắp đặt mới, nâng cao chất lượng loa phát thanh, thông tin đưa lên loa phát thanh phải đa dạng hơn, và phát tin trên loa thường xuyên hơn. Thời gian phát sóng phù hợp hơn (phát sóng các chương trình sớm hơn, phát vào ngày chủ nhật, phát tin về y tế, sức khoẻ, cần phát thanh vào giờ nghỉ của của người dân, cụ thể là vào buổi trưa và lúc 17-18h chiều).

- Cung cấp nhiều sách báo, tạp chí, tài liệu về chăn nuôi, tài liệu về kỹ thuật sản xuất ở Nhà văn hoá xã. Cung cấp báo tới các ấp để người dân mua dễ dàng hơn.

- Nhận thông tin qua Internet có đường truyền ADSL.

- Tăng thời lượng chương trình tư vấn tiêu dùng cũng như thông tin về sản phẩm mới.

- Chất lượng thông tin cần nhanh, kịp thời, đa dạng. thông tin cần cụ thể, dễ hiểu, chính xác. Phương tiện thông tin hiện đại và giảm bớt khâu trung gian để thông tin đến nhanh chóng, chính xác. Cần đưa thêm hình ảnh minh hoạ và thông tin phải phù hợp theo vùng, miền.

• Hội thảo tập huấn được 15,4% người dân đề nghị để chuyển tải các thông tin liên quan đến:

- Kỹ thuật sản xuất, thông tin về sản phẩm nông nghiệp (thuỷ sản, dừa, ca cao...), xử lý nước cho sản xuất.

- Họp Hội đồng nhân dân phổ biến về chương trình phát triển của địa phương.

- Thông tin về việc làm cho thanh niên ở địa phương có cơ hội tìm việc làm và lớp dạy nghề.

- Tập huấn cách chăm sóc sức khoẻ. - Tham quan mô hình sản xuất hiệu quả.

- Tổ chức toạ đàm trao đổi kinh nghiệm giữa người dân trong sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, các phương tiện khác cũng được một số người dân kiến nghị (dưới 2%) là muốn nhận được thông tin tốt hơn qua tivi, hợp tác xã, tờ bướm, bản tin ngắn, bản tin địa phương, báo, radio và thông qua cán bộ chuyên trách ở địa phương.

1.4.2.3 Các kiến nghị khác của người dân

Một số kiến nghị khác khá cụ thể của người dân như sau: • Những nội dung cần hạn chế:

- Giảm quảng cáo và sắp xếp thời gian dành cho quảng cáo không cắt ngang các chương trình.

- Giảm các chương trình trò chơi trên tivi. - Thông tin giải trí phải có thời điểm thích hợp.

- Phát sóng các bộ phim phù hợp với mọi lứa tuổi. • Những nội dung cần tăng cường:

- Phát tin tức nhiều đài trên tivi.

- Cuối những bản tin nên nói tóm tắt lại nội dung chính của bản tin. - Phát chương trình về những câu chuyện lạ đó đây.

- Thông tin về giao thông nông thôn.

- Đưa thông tin về kỹ thuật sửa chữa điện tử lên Tivi. - Giới thiệu máy móc phục vụ cho nghề mộc trên tivi. - Cần có chương trình dạy tin học trên tivi.

- Đưa giá phân bón lên tivi. • Những điểm cần cải tiến:

- Điện có liên tục và đầy đủ.

- Quản lý tốt những trang web có nội dung không lành mạnh.

- Nhà nước phải buộc nhà sản xuất đảm bảo hàm lượng như trên bao bì. - Nhà nước phải đính chính lại, cập nhật các thông tin sau mỗi lần dịch

bệnh (heo, gà) để người tiêu dùng an tâm và người sản xuất bán được hàng.

- Trang bị máy vi tính có nối mạng, máy photocopy cho xã.

- Hội Phụ nữ cần mở rộng hoạt động cung cấp thông tin cho người dân. - Cán bộ y tế xuống tận địa phương để khám bệnh cho người lớn tuổi.

1.4.3. Khai thác và sử dụng thông tin KHCN trên mạng Internet 1.4.3.1 Nhận định của những người am hiểu CNTT (KIP) 1.4.3.1 Nhận định của những người am hiểu CNTT (KIP)

Theo những người am hiểu về công nghệ thông tin thì thông tin trên mạng có thuận lợi cơ bản là khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng, đa dạng và cập nhật dễ dàng (77,2% ý kiến). Ngoài ra, nhu cầu của xã hội về thông tin trên mạng ngày càng cao và tác dụng nâng cao hiệu quả công tác rõ rệt. Cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho việc chuyển tải thông tin cũng đã có bước phát triển tương đối khá với mạng lưới điện thoại và cơ sở viễn thông đã phủ đến tất cả các xã, mặc dù phạm vi phủ sống còn hạn chế (bảng 1.3).

Bảng 1.3. Thuận lợi trong khai thác và sử dụng thông tin trên Internet

TT Lĩnh vực Số ý kiến %

1 Công nghệ mạng 20 8,6

Cơ sở hạ tầng CNTT khá, công nghệ hiện đại 14 6,0 Mạng lưới điện thoại, viễn thông phủ 100% xã 6 2,6

2 Nhu cầu 30 12,9

Nhu cầu thông tin cao 26 11,2

Nâng cao hiệu quả công tác 4 1,7

3 Nguồn thông tin 3 1,3

Thông tin KHCN phong phú, tiếp cận nhanh 3 1,3

4 Cung cấp 179 77,2

Thông tin nhanh chóng 57 24,6

Thông tin phong phú, đa dạng 33 14,2

Được trang bị từ CT112 23 9,9

Sự quan tâm của chính quyền các cấp 21 9,1

Nhân viên đã qua đào tạo 19 8,2

Kịp thời và cập nhật 12 5,2

Có mạng lưới dịch vụ công và tư 6 2,6

Hình thức hấp dẫn 4 1,7

Dễ truy cập 4 1,7

Tổng cộng 232 100,0

2) Khó khăn

Về khả năng cung cấp thông tin thì khó khăn lớn nhất trong việc ứng dụng mạng thông tin khoa học công nghệ là do thiếu kinh phí, trình độ tin học của đội ngũ cán bộ chuyên viên giới hạn và nguồn thông tin hạn chế (49,2% ý kiến) (bảng 4).

Ngoài ra, công nghệ mạng còn nhiều yếu kém (21,7% ý kiến), như cơ sở hạ tầng, tốc độ đường truyền và khả năng quản lý mạng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Về phía người dân, trình độ dân trí thấp, hiểu biết về tin học hạn chế, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn đã là nguyên nhân chủ yếu giới hạn khả năng tiếp cận của người dân nông thôn với mạng thông tin khoa học công nghệ. Ngoài ra, tập quán nhà ở phân tán cũng là khó khăn đáng quan tâm trong việc thiết lập mạng thông tin ở nông thôn, đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa. Bảng 1.4. Khó khăn trong khai thác và sử dụng thông tin trên Internet

TT Lĩnh vực Số ý kiến %

1 Công nghệ mạng 71 21,7

Cơ sở hạ tầng yếu kém 48 14,7

Tốc độ đường truyền chậm 19 5,8

Quản lý mạng gặp nhiều khó khăn 4 1,2

2 Cung cấp thông tin 161 49,2

Thiếu kinh phí để trang bị và duy trì 75 22,9

Trình độ tin học thấp 43 13,1

Thiếu nguồn thông tin 16 4,9

Cán bộ cơ sở không ổn định 9 2,8

Thiếu đội ngũ đưa tin và lấy tin 9 2,8

Thông tin chưa thu hút 7 2,1

Trình độ ngoại ngữ thấp 2 0,6

2 Sử dụng thông tin 95 29,1

Đời sống kinh tế khó khăn 15 4,6

Người dân chưa có nhu cầu cao 11 3,4

Nhà ở phân tán 5 1,5

Giá cước cao 5 1,5

Tổng cộng 327 100,0

Ngun: Số liệu điều tra, 2007

3) Gii pháp

Các giải pháp được đề nghị tập trung vào 3 lĩnh vực công nghệ mạng, việc cung cấp thông tin và sử dụng thông tin. Tầm quan trọng được chia tương đối đều cho cả 3 lĩnh vực nầy (Bảng 5). Trong lĩnh vực công nghệ mạng, các ý kiến tập trung vào việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, mở rộng phạm vi cung cấp và xây dựng các tụ điểm truy cập thông tin cho người dân. Nâng cấp đường truyền (ADSL) và sử dụng mạng không dây ở những cụm dân cư vùng sâu vùng xa là những giải pháp khả thi trong điều kiện hạn chế đường truyền bằng cáp quang.

Để khắc phục khó khăn hiện nay trong lĩnh vực cung cấp thông tin, các giải pháp đề nghị là tập trung đào tạo bồi dưỡng cán bộ phụ trách mạng cả phần cứng lẫn phần mềm, cả kỹ thuật viên mạng lẫn biên tập viên thông tin mạng để bảo đảm tính phong phú, chính xác, kịp thời, cần thiết, cập nhật, hấp dẫn và phù hợp của thông tin. Ngoài ra, việc đào tạo thường xuyên và có chế độ thích đáng để duy trì ổn định đội ngũ kỹ thuật viên công nghệ mạng cấp xã cũng rất quan trọng để trực tiếp hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận với mạng thông tin khoa học công nghệ.

Do trình độ dân trí thấp, nhận thức và hiểu biết về công nghệ thông tin của đại đa số người dân rất thấp, cần thiết phải phổ cập tin học, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục và hỗ trợ người dân, đặc biệt là trong giai đoạn đầu là yếu tố quyết định thành công của dự án đưa thông tin khoa học công nghệ qua mạng

Một vấn đề quan trọng khác mà các chương trình, dự án cần đặc biệt quan tâm là mức thu nhập hiện nay của người dân khu vực nông thôn còn thấp, chi phí lắp đặt và truy cập mạng thông tin quả là gánh nặng so với kinh tế hộ dân nông thôn. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ kinh phí, giảm giá lắp đặt và truy cập thông tin mới có thể thu hút được người dân và mục tiêu đưa thông tin khoa học công nghệ vào nông thôn mới đến được với đại đa số người dân, đặc biệt là đối tượng nghèo cần được giúp đỡ để vươn lên.

Bảng 1.5. Giải pháp trong khai thác và sử dụng thông tin trên Internet

TT Lĩnh vực Số ý kiến %

1 Công nghệ mạng 104 34,3

Đầu tư phát triển sơ sở hạ tầng 55 18,2

Mở rộng phạm vi cung cấp 25 8,3

Xây dựng các tụ điểm (Câu lạc bộ, Thông tin

Học tập cộng đồng, Trạm Văn hoá thông tin) 14 4,6

Nâng cấp đường truyền 9 3,0

Mạng không dây 1 0,3

2 Cung cấp thông tin 108 35,6

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, kỹ thuật viên cơ sở 60 19,8

Cung cấp kinh phí hỗ trợ 22 7,3

Xây dựng Website chuyên ngành và kết nối 10 3,3

Cải thiện dịch vụ 9 3,0

Đào tạo kỹ năng biên tập và cung cấp thông

tin 7 2,3

3 Sử dụng thông tin 91 30,0

Phổ cập tin học 38 12,5

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao

nhận thức 33 10,9

Cần hỗ trợ cho người dân tiếp cận Internet 14 4,6

Giảm giá truy cập 6 2,0

Tổng cộng 303 100,0

1.4.3.2 Nhận định của nhóm người sử dụng (PRA)

Như đã phân tích ở trên, tỷ lệ người dân tiếp cận thông tin từ mạng Internet chỉ đạt dưới 5%, kết quả thảo luận với cán bộ tại 26 xã được chọn tập trung vào ba nội dung chính gồm: những thuận lợi, những khó khăn trở ngại hiện nay đối với việc sử dụng Internet và giải pháp đề xuất nhằm nâng cao nhận thức và tỷ lệ tiếp cận Internet của người dân (Bảng 6).

Bảng 1.6. Đánh giá hiện trạng sử dụng Internet ở vùng nông thôn

Thuận lợi Khó khăn Giải pháp

Kết cấu hạ tầng

-Hệ thống điện, điện thoại

-Đường truyền ADSL -Điểm truy cập, trung

tâm học tập cộng đồng

-Tốc độ truy cập chậm

-Thường xuyên cúp điện

- Đầu tư nâng cấp đường truyền ADSL

- Đầu tư máy phát điện

Nhân lực

-Tỷ lệ học sinh đến trường cao

-Sự ham học hỏi cái mới của người dân

-70% cán bộ xã biết sử dụng máy tính. -Nhận biết lợi ích về Internet còn thấp -Khả năng sử dụng máy vi tính thấp

- Tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng Internet để khai thác thông tin - Huấn luyện sử dụng

Internet đối với nông dân giỏi, cán bộ xã, thanh niên

Chính sách

-Tin học hoá thủ tục hành chính.

-Công nghệ thông tin phát triển, cước phí có xu hướng giảm.

- Phí truy cập cao - Đầu tư cao, thu

hồi vốn chậm - Nguồn vốn hạn

chế

- Chính sách ưu đãi đầu tư điểm truy cập như thuế, mặt bằng

- Giới thiệu vay vốn từ các chương trình, dự án, hoặc giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách xã hội.

1.4.3.3 Nhận định của người dân (Phỏng vấn hộ)

Qua kết quả điều tra chỉ có 5,8% người dân trong tổng số 765 người được hỏi là có xem thông tin trên mạng Internet. Trong đó, người dân xem tại nhà chiếm 2% và ở dịch vụ Internet là 2,4%. Các website mà người dân truy cập thuộc về một số báo như website của báo tuổi trẻ, các trang web có liên quan đến thuỷ sản, báo An ninh và Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn các tỉnh. Các thông tin được người dân xem trên web liên quan đến kỹ thuật sản xuất, thông tin giá đầu vào và đầu ra, về môi trường, an toàn thực phẩm, dịch bệnh trong sản xuất, tin tức và thời sự, chăm sóc sức khoẻ, an ninh, …

Qua truy cập mạng những người dân này có 2 kiến nghị:

- Cung cấp cho người dân những website có liên quan đến sản xuất, đầu vào và đầu ra.

- Cập nhật thông tin mới thường xuyên hơn, thông tin đầy đủ hơn (ví dụ như đưa thêm giá nông sản, kỹ thuật sản xuất, máy móc thiết bị, giáo dục) và bài viết phải trung thực hơn.

1) Thun li

- Thông tin đa dạng, đầy đủ (21%)

- Thông tin nhanh, kịp thời, chính xác cũng như có được thông tin mới (15,9%)

- Dễ có thông tin, tiện lợi (13,1%) - Học tập và mở mang kiến thức (5,5%)

- Dễ trao đổi thư từ, liên lạc và trao đổi trực tiếp (4,8%) - Giải trí (2,4%)

- Có thể lưu giữ thông tin và tìm thông tin trước đó (0,8%) - Chi phí thấp (phí gọi điện rẻ, phí rẻ hơn mua báo) (0,5%)

2) Khó khăn

Có bốn loại khó khăn chính mà người dân khó tiếp cận Internet để truy cập thông tin đó là (1) thiếu kiến thức về Internet (76,1%), (2) mạng không ổn định (5,5%), (3) chi phí lắp đặt cao (37,1%), và thiếu dịch vụ cung cấp Internet ở nông thôn (18,4%).

- Thiếu kiến thức về Internet bao gồm các nội dung như thiếu kỹ năng sử dụng hoặc không biết sử dụng Internet và trình độ học vấn thấp, rào cản ngôn ngữ (đối với người dân tộc), và không biết địa chỉ cụ thể (để truy cập, để mua máy tốt, chất lượng), chưa rõ thông tin về cách nối mạng, giá cả, chi phí đầu tư).

- Mạng không ổn định bao gồm các nội dung như tốc độ đường truyền chậm, thường rớt mạng và thường cúp điện, hoặc không có điện sử dụng.

- Vốn cao, chi phí lắp đặt cao: sử dụng mạng Internet rất tốn kém (chi

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 46 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)