Nhận định của người dân (Phỏng vấn hộ)

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 55 - 57)

6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

1.4.3.3 Nhận định của người dân (Phỏng vấn hộ)

Qua kết quả điều tra chỉ có 5,8% người dân trong tổng số 765 người được hỏi là có xem thông tin trên mạng Internet. Trong đó, người dân xem tại nhà chiếm 2% và ở dịch vụ Internet là 2,4%. Các website mà người dân truy cập thuộc về một số báo như website của báo tuổi trẻ, các trang web có liên quan đến thuỷ sản, báo An ninh và Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn các tỉnh. Các thông tin được người dân xem trên web liên quan đến kỹ thuật sản xuất, thông tin giá đầu vào và đầu ra, về môi trường, an toàn thực phẩm, dịch bệnh trong sản xuất, tin tức và thời sự, chăm sóc sức khoẻ, an ninh, …

Qua truy cập mạng những người dân này có 2 kiến nghị:

- Cung cấp cho người dân những website có liên quan đến sản xuất, đầu vào và đầu ra.

- Cập nhật thông tin mới thường xuyên hơn, thông tin đầy đủ hơn (ví dụ như đưa thêm giá nông sản, kỹ thuật sản xuất, máy móc thiết bị, giáo dục) và bài viết phải trung thực hơn.

1) Thun li

- Thông tin đa dạng, đầy đủ (21%)

- Thông tin nhanh, kịp thời, chính xác cũng như có được thông tin mới (15,9%)

- Dễ có thông tin, tiện lợi (13,1%) - Học tập và mở mang kiến thức (5,5%)

- Dễ trao đổi thư từ, liên lạc và trao đổi trực tiếp (4,8%) - Giải trí (2,4%)

- Có thể lưu giữ thông tin và tìm thông tin trước đó (0,8%) - Chi phí thấp (phí gọi điện rẻ, phí rẻ hơn mua báo) (0,5%)

2) Khó khăn

Có bốn loại khó khăn chính mà người dân khó tiếp cận Internet để truy cập thông tin đó là (1) thiếu kiến thức về Internet (76,1%), (2) mạng không ổn định (5,5%), (3) chi phí lắp đặt cao (37,1%), và thiếu dịch vụ cung cấp Internet ở nông thôn (18,4%).

- Thiếu kiến thức về Internet bao gồm các nội dung như thiếu kỹ năng sử dụng hoặc không biết sử dụng Internet và trình độ học vấn thấp, rào cản ngôn ngữ (đối với người dân tộc), và không biết địa chỉ cụ thể (để truy cập, để mua máy tốt, chất lượng), chưa rõ thông tin về cách nối mạng, giá cả, chi phí đầu tư).

- Mạng không ổn định bao gồm các nội dung như tốc độ đường truyền chậm, thường rớt mạng và thường cúp điện, hoặc không có điện sử dụng.

- Vốn cao, chi phí lắp đặt cao: sử dụng mạng Internet rất tốn kém (chi phí mua máy, trả phí dịch vụ, không có tiền lắp đặt) và không có thời gian cũng như mất nhiều thời gian truy cập.

- Thiếu dịch vụ cung cấp Internet ở nông thôn: thiếu dịch vụ và chưa có điểm truy cập, xa điểm truy cập, đường đi khó khăn cũng như địa điểm không thuận lợi.

Ngoài ra, còn một số khó khăn khác được ít người dân đề cập đến như khó quản lý thời gian học của con, khó quản lý trẻ em, lo ngại sử dụng trang web không lành mạnh, cơ sở hạ tầng kém, và không an toàn (dễ bị xâm nhập vào tài khoản).

3) Gii pháp

Có bốn giải pháp chính mà người dân quan tâm để khắc phục khó khăn, cải tiến khả năng tiếp cận Internet nhiều hơn và hiệu quả hơn đó là (1) tổ chức tập huấn về tin học (51,9%), (2) mở dịch vụ Internet (18,6%), (3) cho vay vốn ưu đãi để đầu tư (4,7%), và (4) ổn định hệ thống mạng (5,4%). Các ý kiến cụ thể của người dân liên quan đến 4 giải pháp này như sau:

- Tập huấn: tập huấn sử dụng Internet, phổ biến rộng rãi về mạng, tuyên truyền vận động để người dân thấy được lợi ích của Internet, cho con cháu học cách sử dụng, nhờ người biết sử dụng tìm giúp thông tin và đào tạo cho lớp trẻ để nhờ họ tìm giúp thông tin.

- Mở dịch vụ Internet: mở thêm dịch vụ cũng như có điểm truy cập ở mỗi ấp, xã (1 ấp có 2 máy); Hợp tác xã mua 1 máy và sử dụng chung; cung cấp Internet cho CLB người dân và tổ nhóm sản xuất; có điểm truy cập miễn phí tại xã hoặc ấp; trang bị thêm máy vi tính cho xã - Vay vốn để đầu tư: cho vay lãi suất thấp để mua máy vi tính, hoặc

mua máy trả góp cũng như được hỗ trợ kinh tế.

- Ổn định hệ thống mạng: giảm, miễn thuế giá trị gia tăng cho nông thôn; nguồn điện ổn định; đường truyền tốc độ cao/đường truyền ADSL/ cũng như nâng cao chất lượng đường truyền; quản lý chặt chẽ các dịch vụ Internet; quản lý mạng; phí truy cập phù hợp, giảm giá cước, và giảm chi phí cho người sử dụng; đưa Internet vào chương trình giáo dục.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)