6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
3.3.4. Mô hình phát triển các điểm truy cập Internet nông thôn
Tại các trung tâm đô thị lớn, các điểm dịch vụ truy cập Internet phát triển rất mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận thông tin, trong đó có thông tin KHCN phục vụ phát triển sản xuất và đời sống, trong khi ở các vùng nông thôn, điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn nhìn chung các dịch vụ này phát triển rất chậm thậm chí chưa phát triển, điều đó dẫn đến nhiều thiệt thòi trong tiếp cận thông tin phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của người dân.
Thông qua khảo sát thực tế các mô hình đang triển khai ở một số địa phương trong khu vực và triển khai 13 điểm thử nghiệm phổ cập tin học trong đề tài, nhóm nghiên cứu tham khảo ý kiến người dân, các chủ cửa hàng Internet đề xuất mô hình phát triển dịch vụ Internet nông thôn.
3.4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.4.1. Phổ cập tin học 3.4.1. Phổ cập tin học
Theo kết quả điều tra (mục 1.4.3 Khai thác và sử dụng thông tin KHCN trên mạng Internet, chương 1) cho thấy cán bộ và người dân các địa phương khảo sát rất quan tâm đến khai thác thông tin trên mạng Internet, tuy nhiên còn nhiều khó khăn trong tiếp cận với phương tiện truyền thông hiện đại này là trình độ sử dụng máy vi tính và Internet của cán bộ cơ sở và người dân còn rất thấp.
Trong thời gian qua việc nâng cao khả năng sử dụng máy vi tính và Internet đã được hầu hết các địa phương trong khu vực quan tâm triển khai thông quan các dự án thí điểm đưa thông tin KHCN phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn. Song song với việc trang bị máy vi tính, các tài liệu kỹ thuật đã được số hóa, các phim video về kỹ thuật sản xuất, các địa phương đã mở các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở và người dân sử dụng máy vi tính để khai thác các cơ sở dữ liệu khoa học kỹ thuật được trang bị và tìm kiếm thông tin qua mạng Internet.
Từ năm 2004 chương trình phổ cập tin học đã được Hội Tin học Cần Thơ phối hợp với Đoàn Thanh niên của một số địa phương trong khu vực như Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang triển khai với sự tham gia giảng dạy của sinh viên tình nguyện (sinh viên chuyên ngành CNTT, trường Đại học Cần Thơ). Năm 2006, trong dự án thí điểm Phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh thiếu niên Việt Nam của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chương trình Phổ cập tin học đã được triển khai đến hầu hết các xã khu vực nông thôn trong TP. Cần Thơ và một số tỉnh lân cận.
Bảng 3.1: Kết quả phổ cập tin học tại một số địa phương từ năm 2004-2006
Kết quả 2004 2005 2006 Tổng
TP Cần Thơ 540 HV 9 Xã 720 HV 12 Xã 3000 HV 30 Xã 4260 HV 51 Xã Tỉnh Hậu Giang 180 HV 3 Xã 360 HV 6 Xã 540 HV 9 Xã 1080 HV 18 Xã Tỉnh Sóc trăng 2 120 HV Xã 180 HV 3 Xã 300 HV 5 Xã
Qua các chương trình phổ cập tin học đã được triển khai trong khu vực cho thấy việc nâng cao năng lực sử dụng CNTT và Internet cho cán bộ địa phương và người dân khu vực nông thôn được các tỉnh / thành trong khu vực rất
tin học được vận dụng trong xây dựng chương trình, bài giảng, tổ chức triển khai của nhóm nghiên cứu.