6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
3.4.1.3. Triển khai thử nghiệm chương trình phổ cập tin học
hình triển khai trên diện rộng tại các địa phương trong vùng thông qua các điểm cung cấp dịch vụ Internet đang có.
Các điểm triển khai thử nghiệm được lựa chọn tại các địa phương còn khó khăn, người học là người dân khu vực nông thôn có nhu cầu tiếp cận thông tin phục vụ sản xuất và đời sống, lớp học được tổ chức tại các phòng máy vi tính có kết nối mạng Internet tốc độ cao ADSL gần địa bàn sinh sống của học viên (Trường phổ thông cơ sở, Cửa hàng dịch vụ Internet công cộng), người dạy là sinh viên chuyên ngành CNTT năm cuối tình nguyện tham gia chương trình phổ cập tin học (mỗi điểm 2 sinh viên).
Công việc triển khai thử nghiệm được thực hiện tại các địa phương có đủ điều kiện tại 3 tỉnh / thành trong khu vực ĐBSCL.
Một số nội dung thực hiện trong triển khai thử nghiêm phổ cập tin học: - Tập huấn cho sinh viên tình nguyện tham gia chương trình phổ cập tin
học các kỹ năng cần thiết để giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành các bài giảng đã được biên soạn.
- Phối hợp Đoàn Thanh Niên, Hội Nông dân, Hội Tin học, Sở Thông Tin & Truyền thông, Sở Khoa học & Công nghệ, Uỷ ban nhân dân xã trong việc chọn địa điểm và vận động học viên tham dự lớp. Trong phối hợp tổ chức các lớp phổ cập tin học, Đoàn Thanh niên là lực lương chính trong tuyên truyền vận động học viên.
- Địa điểm tổ chức lớp: Địa phương được chọn là các xã / thị trấn vùng nông thôn có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng như có đường truyền Internet băng thông rộng, có các phòng máy vi tính (Trường Trung học cơ sở, cửa hàng dịch vụ Internet, …).
- Đối tượng học viên: Người dân nông thôn có nhu cầu, đa số học viên là thanh thiếu niên khu vực nông thôn chưa có điều kiện tiếp cận với máy vi tinh và Internet.
- Thời gian thực hiện chương trình phổ cập tin học là 7 ngày, trong đó một ngày cho chuẩn bị phòng máy, cài đặt chương trình phục vụ giảng dạy, 5 ngày (3 giờ / ngày / lớp) thực hiện giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành, một ngày cho kiểm tra và tổng kết lớp học. Bảng 3.3: Các điểm triển khai thử nghiệm phổ cập tin học
TT Địa điểm Thgian ời lSớốp lượSống Điểm tổ chức lớp
TP. Cần Thơ 9 180
1 TT CờĐỏ, Huyện CờĐỏ 2 48 Dịch vụ Internet 2 Xã Thới Đông, Huyện CờĐỏ 1 20 Dịch vụ Internet 3 TT Thới Lai, Huyện Thới Lai 2 33 Dịch vụ Internet 4 Xã Trường Xuân, Huyện Thới Lai 1 15 Dịch vụ Internet 5 Xã Mỹ Khánh, Huyện Phong Điền 1 25 Dịch vụ Internet 6 Xã Tân Thới, Huyện Phong Điền 2 34 Dịch vụ Internet
Tỉnh Hậu Giang 5 82
7 Xã Tân Tiến, Thị xã Vị Thanh 2 31 Trường PTCS 8 Xã Vị Thanh, Thị xã Vị Thanh 1 18 Trường PTCS 9 Xã Vĩnh Viễn, Huyện Long Mỹ 2 33 Trường PTCS
Tỉnh Sóc Trăng 3 62
10 Xã HồĐắc Kiện, Huyện Châu Thành 1 21 Trường PTCS 11 Xã An Hiệp, Huyện Châu Thành 1 18 Trường PTCS 12 Xã Phú Tân, Huyện Châu Thành 1 23 Trường PTCS
Nguồn: Số liệu triển khai thử nghiệm phổ cập tin học năm 2010
Nhận xét kết quả thử nghiệm phổ cập tin học:
- Về sự quan tâm của chính quyền địa phương: Thông qua khảo sát, chọn điểm để thực hiện thử nghiệm chương trình phổ cập tin học cho thấy chính quyền địa phương các cấp rất quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ như liên hệ chọn địa điểm, bố trí chổ ăn ở cho sinh viên tình nguyện, tham
dự khải giảng và tổng kết lớp học. Nhiều địa phương đề nghị tổ chức lớp buổi tối cho cán bộ các ban ngành, đoàn thể của xã.
- Về hợp tác của các đơn vị phối hợp: Các đơn vị phối hợp tổ chức tại các địa phương rất nhiệt tình vận động học viên tham gia các lớp. Đoàn Thanh niên là lực lượng nòng cốt trong tổ chức và tham gia chương trình phổ cập tin học, nhất là tại các địa phương đã triển khai
Dự án thí điểm phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh niên Việt Nam của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam.
- Về học viên: Học viên các lớp phổ cập đa số là thanh, thiêu niên nông thôn chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với máy vi tính và Internet. Học viên rất hứng thú khi được tiếp cận với máy vi tính trong tìm kiếm và trao đổi thông tin trên Internet. Hiện nay, ngành giáo dục đã đưa chương trình giảng dạy tin học ở tất cả các lớp bậc phổ thông trung học, ở một số địa phương có đủ điều kiện cũng đã đầu tư trang thiết bị tin học để giảng dạy cho học sinh ở bậc học phổ thông cơ sở. Như vậy về lâu dài đối tượng chính trong phổ cập tin học khu vực nông thôn còn lại chủ yếu là cán bộ cơ sở và người dân chưa được tiếp cận với tin học trong nhà trường.
- Địa điểm tổ chức lớp học: Địa điểm tổ chức các lớp phổ cập tin học là cửa hàng dịch vụ Internet tư nhân hoặc phòng máy vi tính của các trường trung học cơ sở gần nơi sinh sống của học viên. Theo ý kiến của sinh viên tình nguyện thì địa điểm là phòng máy vi tính trong trường học được bố trí phù hợp cho việc dạy học hơn các cửa hàng dịch vụ Internet tư nhân.
Theo ý kiến của các nhà quản lý và chuyên gia, việc hỗ trợ, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT và Internet cho người dân nông thôn là hết sức cần
học có thể giao cho các trường học trên địa bàn có đủ điều kiện (có phòng máy vi tính và giáo viên phụ trách giảng dạy tin học) thực hiện. Kinh phí thực hiện chương trình phổ cập tin học cho người dân khu vực nông thôn có thể được huy động từ nhiều nguồn: từ dự án nhà nước, từ kinh phí thường xuyên của các tỉnh / thành trong khu vực và từ nguồn tài trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (xã hội hoá).