HIỆN TRẠNG VÀ MỤC TIÊU CUNG CẤP THÔNG TIN KHCN

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 60 - 63)

6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

2.1HIỆN TRẠNG VÀ MỤC TIÊU CUNG CẤP THÔNG TIN KHCN

Trong thời gian qua, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật dưới nhiều hình thức và thông qua nhiều kênh truyền thống như tivi, radio, báo chí, hệ thống khuyến nông, khuyến công, hội thảo hội nghị,... đã giúp trình độ người dân có bước tiến bộ đáng kể trong việc nắm bắt thông tin, sử dụng thông tin nhằm làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Thực thi Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Chính phủ, các Bộ Ngành và các địa phương đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ, thức đẩy phát triển các mặt đời sống xã hội cho khu vực nông thôn trong đó có phát triển ứng dụng CNTT-TT phục vụ nông thôn. Trong các năm 2008 – 2010 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành nhiều quyết định, thông tư nhằm làm cho chính sách viễn thông công ích của nhà nước đi vào cuộc sống, đặc biệt với nông thôn, miền núi.

Theo số liệu tổng hợp trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ:

- Tính đến hết tháng 5/2009, VNPT đã có mạng truyền dẫn đến 7.793 xã/9.237 xã (chiếm 84% số xã trên toàn quốc), trong đó: số xã có truyền dẫn cáp quang là 5.191 xã, chiếm 56%; số xã truyền dẫn vi ba là 2.301 xã, chiếm 25%; số xã dùng truyền dẫn qua vệ tinh (VSAT-IP) là: 301 xã, chiếm 3%.

Trong giai đoạn 2009-2010, VNPT sẽ kéo khoảng 8.000 km cáp quang; phấn đấu đến cuối năm 2010, hạ tầng truyền dẫn của VNPT đến được trên 90% số xã, trong đó có khoảng 70% số xã sử dụng truyền dẫn cáp quang.

- Tính đến hết 5/6/2009, Viettel đã triển khai dịch vụ viễn thông đến 6.303 xã/11.052 xã (chiếm 57%), trong đó, 6.195 xã được truyền dẫn bằng cáp

vệ tinh, chiếm 0,5%. Dự kiến đến quý I/2010, Viettel sẽ bảo đảm triển khai truyền dẫn cáp quang tới 100% các xã trên toàn quốc.

Như vậy, điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông nước ta hiện nay khá thuận lợi để triển khai các hệ thống cung cấp thông tin KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Mặc dù việc tiếp cận thông tin KHCN của người dân khu vực nông thôn thông qua phương tiện CNTT-TT còn rất hạn chế, theo kết quả khảo sát năm 2007, có chưa đến 5% người dân nông thôn khu vực ĐBSCL sử dụng Internet để tiếp cận các thông tin khoa học kỹ thuật. Nhưng theo nhận định của các nhà quản lý, các chuyên gia, những người am hiểu thì mạng thông tin KHCN có vài trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn. Kết quả điều tra cũng cho thấy sự đồng tình rất cao của tất cả các đối tượng được phỏng vấn trong việc phát triển mạng thông tin KHCN cho vùng ĐBSCL.

Do vậy, cần phải có một cổng thông tin (Portal) của khu vực ĐBSCL có đầy đủ thông tin thuộc các lĩnh vực KHCN thiết thực phục vụ cho đời sống và sản xuất. Hệ thống sẽ tạo mối liên kết chặt chẽ trong hoạt động chuyên ngành, phát huy được sức mạnh của vùng nhất là lĩnh vực quản lý, nghiên cứu và ứng dụng KHCN. Mặt khác, mạng thông tin này sẽ giúp người dân nông thôn tiếp cận với các thông tin về tiến bộ KHCN, y tế, văn hoá, môi trường,... một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao.

Mạng thông tin khoa học và công nghệ cho 13 tỉnh / thành đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm mục tiêu:

- Cung cấp thông tin KHCN trong các lĩnh vực sản xuất (nông, lâm, ngư nghiệp, thị trường,..) và đời sống của khu vực ĐBSCL.

- Cung cấp thông tin KHCN trong và ngoài nước cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với nhu cầu và có thể được áp dụng cho sản xuất và đời sống người dân trong khu vực.

- Tạo kênh thông tin giao tiếp giữa người dân với các cấp lãnh đạo KHCN trong khu vực và với các chuyên gia trong lĩnh vực KHCN.

Hình 2.1: Sơ đồ các kênh giao tiếp thông tin KHCN

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Sử dụng UML (Unified Modeling Language) để phân tích - thiết kế hệ thống thông tin KHCN khu vực ĐBSCL, đảm bảo đầy đủ nội dung, thuận tiện trong khai thác và dễ dàng mở rộng, phát triển khi có yêu cầu. - Xác định các yêu cầu kỹ thuật và thiết kế khung cổng thông tin điện tử

(Portal) trên cơ sở sử dụng phần mềm nguồn mở (Open Source) đáp ứng các yêu cầu: thuận tiện trong quản lý, xuất bản thông tin và người dân dễ dàng khai thác thông tin KHCN qua mạng Internet.

• Một cửa: Chỉ cần vào cổng thông tin có thể truy cập thông tin thuộc mọi lĩnh vực.

• Phân cấp nội dung theo từng phần, chuyên mục giúp tìm kiếm, chuyển đổi dễ dàng.

• Có công cụ biên soạn trực tuyến, dễ sử dụng, upload hình ảnh, video trong bài viết.

• Có cơ chế phân quyền gửi, phê duyệt và xuất bản bài viết. • Thay đổi cấu trúc thông tin dễ dàng.

• Tuỳ biến giao diện cho phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng. • Có khả năng thu thập dữ liệu từ các nguồn thông tin khác trên mạng. • Thông tin 2 chiều: Người sử dụng (người dân, nhà khoa học, doanh

nghiệp) có thể xem thông tin và cho ý kiến về các tài liệu (bài viết) để Ban biên tập có thể xem xét và điều chỉnh nhằm phù hợp với trình độ hiểu biết của người dân.

• Tích hợp giải pháp hội thảo, giao lưu trực tuyến giữa các đơn vị quản lý KHCN, các nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân.

- Giải pháp kiến trúc cho mạng thông tin khu vực ĐBSCL được xây dựng theo mô hình mạng phân cấp:

• Mạng của trung tâm thông tin KHCN khu vực ĐBSCL.

• Mạng của các đơn vị quản lý KHCN của 13 tỉnh, thành phố trong khu vực.

• Mạng tại các điểm cung cấp thông tin KHCN tuyến cơ sở.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 60 - 63)