Chương trình đào tạo kỹ thuật viên CNTT tuyến cơ sở

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 100 - 106)

6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

3.4.3 Chương trình đào tạo kỹ thuật viên CNTT tuyến cơ sở

Không riêng ở nước ta mà ngay cả ở các nước phát triển, vấn đề nguồn nhân lực CNTT-TT cho khu vực nông thôn là một thách thức không nhỏ. Các địa phương trong khu vực ĐBSCL cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tại chổ (khu vực nông thôn) đủ đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài cho phát triển ứng dụng CNTT-TT nông thôn.

Trước mắt, để phát triển mạng lưới các điểm truy cập thông tin KHCN tuyến cơ sở cần phải đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên máy tính phục vụ cài đăt, sửa chửa, bảo trì và khai thác các máy tính tại các địa phương.

Chương trình đào tạo kỹ thuật viên máy tính được thực hiện tại các trung tâm dạy nghề cấp huyện, nơi có đủ các điều kiện về trang thiết bị cần thiết phục vụ thực hành lắp ráp, cài đặt máy vi tính. Qua khoá học, người học có đủ khả năng lắp đặt và xử lý các sự cố kỹ thuật liên quan đến máy vi tính và mạng máy tính tại các điểm truy cập thông tin tuyến cơ sở (cửa hàng dịch vụ Internet).

Chương trình đào tạo KỸ THUẬT MÁY TÍNH

(Cho nhân viên kỹ thuật của các điểm truy cập thông tin tuyến cơ sở)

Đối tượng: Nhân viên kỹ thuật của các điểm truy cập thông tin tuyến cơ sở.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kỹ thuật viên máy vi tính có kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành để có thể làm tốt các công việc :

• Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, khai thác các trang thiết bị tin học của các đơn vị có qui mô vừa và nhỏ.

• Cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp và hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ tin học.

Thời gian: 100 tiết (Lý thuyết: 30 tiết, thực hành: 70 tiết) Bảng 3.10: Chương trình đào tạo “KỸ THUẬT MÁY TÍNH”

NỘI DUNG

Phần I. Tổ chức hệ thống máy tính.

Bài 1. Các thế hệ máy tính.

Bài 3. Các thành phần của cơ bản của máy tính Bài 4. Bộ xử lý trung tâm (CPU).

Bài 5. Bộ nhớ trong (Memory). Bài 6. Nhập xuất (I/O)

Phần II. Kỹ thuật lắp ráp máy vi tính và cài đặt phần mềm. Xác định và khắc phục các sự cố máy vi tính.

Bài 6. Làm quen và giới thiệu các tính năng kỹ thuật các linh kiện trong máy tính.

Bài 7. Hướng dẫn đọc tài liệu kỹ thuật của mainboard và các linh kiện khác.

Bài 8. Qui trình lắp máy vi tính + Thực hành lắp máy cấu hình số 1. Bài 9. Bios và các thiết lập cơ bản + Thực hành lắp máy cấu hình số 2. Bài 10. Phân khu đĩa cứng + Thực hành lắp máy cấu hình số 3.

Bài 11. Cài đặt hệ điều hành + Thực hành lắp máy cấu hình số 4. Bài 12. Cài đặt Driver + Thực hành lắp máy cấu hình số 5. Bài 13. Cài đặt Driver cho các thiết bị ngoại vi (Printer, Scaner,

Camera...)

Bài 15. Cài đặt và gõ bỏ các chương trình ứng dụng.

Bài 16. Hướng dẫn sử dụng một số công cụ trên đĩa Hiren Boot. Bài 17. Sao lưu hệ thống.

Bài 18. Phục hồi dữ liệu.

Bài 19. Cài đặt hai HĐH Windows XP và Vista trên cùng một máy.

Phần III. Cài đặt mạng ngang hàng và cấu hình các dịch vụ truy cập Internet

Bài 20. Cơ bản về mạng máy tính.

Bài 21. Cài đặt chia sẻ dữ liệu đơn giản trên hệ điều hành Windows XP.

Bài 22. Các lệnh kiểm tra mạng và chia sẻ máy in đơn giản.

Bài 23. Cài đặt chia sẻ dữ liệu nâng cao trên hệ điều hành Windows XP.

Bài 24. Cấu hình các dịch vụ truy cập Internet. Bài 25. Virus máy tính.

3.4.4 Mô hình phát triển các điểm truy cập Internet nông thôn.

Sở Khoa học – Công nghệ của nhiều địa phương trong vùng đã và đang thực hiện các dự án đầu tư trang thiết bị tin học và đường truyền Internet tốc độ cao để hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin KHCN thông qua nhiều mô hình khác nhau, các mô hình phù hợp bước đầu phát huy tác dụng ở một số địa phương, tuy nhiên để nhân rộng và phát triển bền vững sau khi kết thúc dự án thì hầu hết các địa phương còn gặp nhiều khó khăn như nguồn kinh phí đầu tư diện rộng, nguồn nhân lực và kinh phí duy trì hoạt động của các mô hình, …

Song song với các mô hình được đầu tư từ ngân sách KHCN, ở các địa phương có đủ điều kiện (các khu đông dân cư, đời sống kinh tế phát triển khá, có đường truyền Internet tốc độ cao, …) bắt đầu xuất hiện các điểm dịch vụ Internet do người dân tự đầu tư.

- Đáp ứng đúng nhu cầu tiếp cận thông tin, học tập, vui chơi, giải trí của người dân trong vùng.

- Thời gian phục vụ theo yêu cầu người dân (12 đến 14 giờ / 1 ngày, 7 ngày trong tuần), không theo giờ làm việc của cơ quan nhà nước. - Bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả, chủ yếu sử dụng thời gian lao

động nhàn rỗi của các thành viên trong gia đình, chỉ sử dụng lao động thuê ngoài khi hết sức cần thiết.

- Điểm dịch vụ Internet tuyến cơ sở theo hướng xã hội hoá, dễ dàng phát triển tại các địa phương khi có đủ điều kiện.

Một số nhược điểm:

- Mô hình các điểm truy cập Internet do người dân tự đầu tư phát triển một cách tự phát, tập trung cao ở các trị trấn trong khi các địa phương nghèo, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn, hầu như không phát triển được (thiếu vốn, thiếu kỹ thuật trong vận hành và khai thác, thiếu người sử dụng, …).

- Khó quản lý về nội dung thông tin, thiếu hướng dẫn người dân tìm kiếm các thông tin hữu ích phục vụ phát triển sản xuất và đời sống. Song song với mô hình nhà nước đầu tư bằng kinh phí KHCN và mô hình Bưu điện văn hoá xã (do doanh nghiệp viễn thông đầu tư), mô hình các điểm cung cấp dịch vụ Internet theo hướng xã hội hoá có nhiều ưu điểm và có vai trò rất quan trọng trong phát triển ứng dụng CNTT và Internet tại địa phương. Để hỗ trợ người dân tự đầu tư các điểm cung cấp dịch vụ truy cập Internet ở nông thôn cần giải quyết các vấn đề sau:

- Vấn đề vốn đầu tư trang bị ban đầu: Tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế của người dân, các địa phương cần có mức độ hỗ trợ khác

tư trang thiết bị ban đầu; Vùng trung bình nhà nước hỗ trợ bằng cách tìm nguồn tín dụng trả góp với lãi suất thấp để người dân đầu tư; Vùng thuận lợi tự phát triển không cần hỗ trợ)

- Vấn đề đào tạo nhân viên kỹ thuật kỹ thuật bảo trì, khai thác các trang thiết bị CNTT-TT: Sử dụng kinh phí từ các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn để đào tạo các nhân viên kỹ thuật CNTT cho các điểm dịch vụ Internet tuyến cơ sở.

- Vấn đề phát triển dịch vụ và khách hàng sử dụng dịch vụ: Thông qua các chương trình khuyến nông, chương trình tập huấn kỹ thuật, chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng tổ chức các lớp học qua mạng tại địa phương, người dân tham gia các lớp học này sẽ là khách hàng lâu dài của các điểm cung cấp dịch vụ truy cập Internet tại cơ sở. Để mô hình này phát triển nhanh và bền vững, các địa phương trong khu vực cần xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển các điểm cung cấp dịch vụ ứng dụng CNTT và Internet khu vực nông thôn.

3.5. KẾT LUẬN

Để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng thuận lợi và khó khăn, việc xây dựng mạng thông tin KHCN khu vực đồng bằng sông Cửu Long là một yêu cầu cấp bách để tạo thêm kênh cung cấp thông tin KHCN quan trọng phục vụ phát triển sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Để người dân có thể tiếp cận thông tin KHCN thông qua mạng Internet nhiều giải pháp hỗ trợ phải được tiến hành đồng bộ và kịp thời phục vụ phát triển một cách bền vững:

- Xây dựng cổng thông tin để cung cấp thông tin KHCN đáp ứng nhu cầu và trình độ người dân.

- Thông qua cổng thông tin ngoài việc cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của người dân, cần xây dựng các chương trình tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng khoa học kỹ thuật cho người dân.

- Tổ chức triển khai các chương trình phổ cập tin học tại các vùng nông thôn, giúp người dân có khả năng sử dụng phương tiện CNTT và Internet để tìm kiếm thông tin, học tập ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống.

- Hỗ trợ phát triển các điểm truy cập Internet tuyến cơ sở để người dân có thể tiếp cận thông tin KHCN theo hướng xã hội hoá tại các địa phương có đủ điều kiện, mức độ hỗ trợ tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển của từng địa phương.

- Cần có các chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực CNTT cho khu vực nông thôn phục vụ phát triển ứng dụng CNTT tại các địa phương.

CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH T CHC, QUN LÝ, ĐIU HÀNH

MNG THÔNG TIN KHCN

4.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng mạng E-Mekong. Để mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL thực sự phát huy được hiệu quả và duy trì hoạt động lâu dài thì cần phải có cơ chế để phối hợp giữa các địa phương (về tài chính, quản lý, cập nhật thông tin) – cơ chế đặt hàng với các nhà khoa học để cung cấp thông tin – cơ chế đặt hàng, yêu cầu cung cấp thông tin của người dùng – cơ chế quản lý mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL và chia sẻ thông tin giữa các địa phương.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)