Kiến nghị với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 103 - 107)

- Biện pháp khởi kiện ra tòa: hiện nay, trong quan hệ kinh tế việc khởi kiện ra

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

NHNN&PTNT Việt Nam cần có sự chỉ đạo cụ thể về lãi suất trong toàn hệ thống tránh tình trạng các chi nhánh trong hệ thống cạnh tranh không lành mạnh.

Thiết lập và cung cấp cho toàn hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng, các ngành kinh tế, kế hoạch kinh doanh để các chi nhánh dễ dàng tiếp cận tạo điều kiện thuận lợi cho việc thẩm định trước khi cho vay.

Thực hiện phân cấp ủy quyền trong hoạt động cho vay một cách hợp lý nâng cao quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân và làm giảm áp lực công việc cho cán bộ quản lý.

Với tư cách là đơn vị chủ quản của toàn bộ hệ thống NHNN&PTNT và có các phòng ban chuyên trách đảm nhiệm công tác hoạch định chính sách cho vay và quản trị rủi ro cho vay, NHNN&PTNT Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản trị rủi ro định hướng thông lệ quốc tế. Cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng trong thời gian vừa qua, nghiên cứu nhằm bổ sung

và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Đây sẽ là tiền đề cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, từ đó có thể áp dụng phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ hai, ngân hàng cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như mô hình định lượng để xác định giới hạn cho vay trên cơ sở mức độ rủi ro của doanh nghiệp, xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng cho toàn hệ thống.

NHNN&PTNT Việt Nam cần phát triển hệ thống thông tin quản lý đảm bảo cập nhật, chính xác và đầy đủ. Hệ thống thông tin này được tập trung tại trụ sở chính, kết nối trực tuyến với các chi nhánh trên cơ sở mạng máy tính nội bộ. Nội dung hệ thống này bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho hoạt động quản trị rủi ro cho vay của ngân hàng.

Nâng cao chất lượng CBCV, thường xuyên mở các lớp huấn luyện đào tạo nâng cao nghiệp vụ đặc biệt là những kiến thức về pháp luật và những kỹ năng nghiệp vụ: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam cần tạo điều kiện cho các chi nhánh trong công tác đào tạo CBCV nói chung và cán bộ quản lý rủi ro nói riêng. Với sự ra đời của Trung tâm đào tạo, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn cung cấp nền tảng kiến thức toàn diện cho các CBCV.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ việc nghiên cứu thực trạng thực trạng CVDN và công tác quản trị rủi ro trong CVDN tại chi nhánh NHNN&PTNT Hà Thành kết hợp với định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới, chương 3 của khóa luận đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong CVDN tại chi nhánh nói riêng và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam nói chung. Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm mục đích tăng cường hiệu quả hoạt động CVDN tại chi nhánh và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất giúp cho công tác quản trị rủi ro trong CVDN tại chi nhánh được nâng cao.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng Việt Nam chịu tác động từ những biến động của nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu khiến hoạt động CVDN tại các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHNN&PTNT Hà Thành nói riêng gặp khá nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển bền vững, hạn chế rủi ro, giải quyết tốt tình trạng nợ xấu và quan tâm tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong CVDN là những việc làm cần thiết của các ngân hàng trong điều kiện hiện nay.

Khóa luận “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay

doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Thành” đã đạt được những kết quả sau:

Về cơ sở lý luận, khóa luận đã xây dựng được một hệ thống khái niệm và nội dung về hoạt động CVDN, rủi ro trong hoạt động CVDN và công tác quản trị rủi ro trong CVDN có tính khái quát, khoa học.

Đánh giá được thực trạng hoạt động CVDN và công tác quản trị rủi ro trong CVDN tại chi nhánh, đánh giá được những kết quả đạt được và những hạn chế cần giải quyết.

Trên cơ sở những nghiên cứu về cơ sở lý luận chung và thực trạng tại chi nhánh, khóa luận đã đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh.

Mặc dù em đã cố gắng nghiên cứu và được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn và các anh chị - CBCV tại chi nhánh, nhưng do còn nhiều hạn chế và hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cán bộ tại chi nhánh để khóa luận được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày 4 tháng 10 năm 2012

Sinh viên Cung Thị Minh Đức

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w