Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 34 - 37)

- Thẩm định dự án:

1.3.4.2. Chỉ tiêu định lượng

Nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp

Nợ quá hạn CVDN là một hiện tượng tất yếu, song vấn đề quan trọng là phải giảm tỉ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể. CVDN có tỉ lệ nợ quá hạn cao không chỉ báo động sự phát sinh khoản phải thanh lý lớn trong tương lai mà còn bị đánh giá là chất lượng cho vay thấp cũng như công tác quản trị rủi ro không hiệu quả. Điều này có thể là do khách hàng cố tình không thanh toán khi đến hạn hoặc do tình hình tài chính của khách hàng không lành mạnh hoặc do CBCV không kiểm tra, giám sát chặt chẽ khoản vay để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến việc trả nợ không đầy đủ hoặc không đúng hạn. Để đánh giá chất lượng và hiệu quả của công tác quản trị rủi ro trong CVDN, ta xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn CVDN.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn CVDN so với tổng dư nợ CVDN của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.

Tỷ lệ nợ quá hạn CVDN = x 100%

Xét về mặt bản chất, cho vay là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở ngân hàng tin tưởng người vay có khả năng và sẵn sàng hoàn trả vào một thời điểm nhất định trong tương lai, do vậy tính an toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu nhất để đánh giá chất lượng cho vay. CVDN của ngân hàng được coi là có chất lượng khi có tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong giới hạn cho phép và phải thấp hơn kì trước. Theo quy định, các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% thì chất lượng tín dụng tương đối tốt; còn tỷ lệ nợ quá hạn trên 5% thì chất lượng tín dụng của ngân hàng được xếp vào loại yếu kém và nguy cơ gây rủi ro rất cao. Trên thực tế, nếu các khoản nợ quá hạn CVDN càng cao thì ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh, ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và lợi nhuận giảm. Điều này có nghĩa là tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chất lượng CVDN càng cao. Chất lượng CVDN càng cao chứng tỏ công tác quản trị rủi ro trong CVDN được thực hiện tốt và có hiệu quả nghĩa là các khoản vay được thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Để phân tích đánh giá chất lượng cho vay, người ta thường xem xét trên các khía cạnh sau:

+ Nợ quá hạn theo thời hạn vay, có TSĐB, không có TSĐB, có khả năng thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi.

Nợ xấu cho vay doanh nghiệp

Theo Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu là các khoản thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Nhìn chung, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn kèm theo một số chỉ tiêu khác như nợ quá hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại, không có tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo không bán được… Để đánh giá nợ xấu CVDN, ta xem xét chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu CVDN.

Tỷ lệ nợ xấu CVDN = x 100%

Chỉ tiêu này cũng đánh giá khá rõ chất lượng CVDN cũng như công tác quản trị rủi ro trong CVDN. Nợ xấu CVDN là một lời cảnh báo cho ngân hàng về khả năng thu hồi nợ rất mong manh. Khi xảy ra tình trạng nợ xấu cao thì ngoài khả năng mất vốn, thiệt hại trước mắt là ngân hàng đã bị giảm thu nhập. Tỷ lệ nợ xấu càng lớn thì khả năng xảy ra rủi ro của ngân hàng càng cao hay công tác quản trị rủi ro trong CVDN của ngân hàng kém hay không kiểm tra và giám sát chặt chẽ khoản vay làm giảm chất lượng cho vay. Nếu chỉ tiêu này không đổi hoặc giảm đi thì ta có thể thấy ngân hàng đã có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn sự gia tăng khoản nợ xấu làm tăng chất lượng CVDN, điều đó cho thấy công tác quản trị rủi ro trong CVDN đạt hiệu quả và chất lượng thực hiện tốt.

Ngoài ra, người ta còn xem xét chỉ tiêu nợ xấu trên nợ quá hạn để đánh giá chất lượng CVDN:

Hệ số nợ xấu/ nợ quá hạn = x 100%

Hệ số này phản ánh tỷ trọng nợ xấu CVDN trong tổng nợ quá hạn CVDN. Nếu hệ số này cao, chứng tỏ nợ xấu chiếm phần lớn trong tổng nợ quá hạn, cho thấy công tác quản trị rủi ro trong CVDN của ngân hàng chưa chặt chẽ sát sao. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tố đến chất lượng CVDN của ngân hàng, do vậy cần phải có biện pháp thu hồi nợ nhằm xóa bỏ nợ xấu. Ngược lại, nếu hệ số này thấp có thể thấy rằng nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn, chứng tỏ việc kiểm soát nợ xấu của ngân hàng là tương đối tốt, tuy nhiên trong công tác quản trị rủi ro trong CVDN không được chủ quan lơ là, cũng cần phải có biện pháp để loại bỏ hoàn toàn nợ xấu, nâng cao hơn nữa chất lượng CVDN.

Vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Vòng quay vốn CVDN = x 100%

Đây là chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn cho vay và chất lượng cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng doanh nghiệp.

Vòng quay vốn CVDN càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD của ngân hàng phản ánh các khoản vay được kiểm soát chặt chẽ cúng như chất lượng cho vay của ngân hàng tương đối tốt. Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác. Như vậy, chỉ tiêu này càng cao phản ánh tình hình tổ chức quản lý vốn CVDN càng tốt, chất lượng CVDN càng cao chứng tỏ công tác quản trị rủi ro được giám sát chặt chẽ thực sự. Ngoài ra, hệ số này còn thể hiện chiến lược trong CVDN của từng ngân hàng. Nếu hệ số này cao chứng tỏ ngân hàng chủ yếu tập trung mở rộng CVDN ngắn hạn và ngân hàng đang sử dụng chiến lược thận trọng trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro.

Lợi nhuận từ cho vay doanh nghiệp

Chất lượng và hiệu quả hoạt động CVDN của ngân hàng thể hiện bằng hệ thống chỉ tiêu lợi nhuận và thu nhập của ngân hàng từ hoạt động CVDN, sự tăng trưởng của ngân hàng về nguồn vốn, sử dụng vốn, về khách hàng và thị trường… do tác động của hoạt động CVDN. Lợi nhuận của ngân hàng cũng được xác định như của doanh nghiệp, lợi nhuận từ CVDN của ngân hàng được xác định trên cơ sở thu nhập và chi phí.

Hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận, ngân hàng thì cũng không ngoại lệ. Hiệu quả CVDN không thể nói là cao nếu lợi nhuận do hoạt động này mang lại thấp. Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp được tính thông qua chỉ số khả năng sinh lời:

x 100%

Chỉ tiêu này cho biết một đồng dư nợ CVDN sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận càng lớn, đó là một trong những nhân tố tạo nên chất lượng CVDN của ngân hàng. Chất lượng cho vay của ngân hàng tốt tương đương với việc quản trị rủi ro trong CVDN cũng thực sự phát huy mạnh và đạt hiệu quả cao.

Lợi nhuận từ CVDN chủ yếu là thu nhập từ lãi của khoản vay. Để đánh giá được chất lượng CVDN qua chỉ tiêu lợi nhuận, phải có sự so sánh giữa số thu lãi

CVDN với toàn bộ thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng thông qua chỉ tiêu tỷ trọng thu lãi CVDN. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Tỷ trọng thu lãi CVDN = x 100%

Chỉ tiêu này bao gồm việc xem xét mức tăng lợi nhuận từ CVDN và mức tăng lợi nhuận trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Bởi nếu chỉ xem xét tốc độ tăng lợi nhuận CVDN mà đưa ra kết luận về chất lượng CVDN thì chưa chính xác vì điều này còn phụ thuộc vào tốc độ tăng tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Nhìn vào chỉ tiêu này, chúng ta có thể thấy được chất lượng CVDN của ngân hàng qua các năm, qua các thời kỳ. Nếu tỷ trọng này tăng qua các năm chứng tỏ chất lượng CVDN của ngân hàng được nâng cao hay công tác quản trị rủi ro trong CVDN của ngân hàng được thực hiện một cách nghiêm túc, theo đúng quy trình, từ đó đạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w