- Giám đốc Chi nhánh hoặc người được ủy quyền hợp pháp:
2.3.3.2. Tình hình dư nợ cho vay phân theo loại tiền
Bảng 2.5. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo loại tiền
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch năm2009 - 2010 Chênh lệch năm2010 - 2011
Số liệu trọngTỷ (%) Số liệu Tỷ trọng (%) Số liệu Tỷ trọng (%) Số liệu Tỷ trọng (%) Số liệu Tỷ trọng (%) Dư nợ nội tệ 623.79 2 87,30 1.153.145 90,15 1.354.431 96,41 529.353 84,86 201.286 17,46 Dư nợ ngoại tệ 90.643 12,70 125.995 9,85 50.435 3,59 35.352 39,00 -75.561 -59,97 Dư nợ cho vay 714.435 100,00 1.279.141 100,00 1.404.866 100,00 564.706 79,04 125.725 9,83
Biểu đồ 2.2. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo loại tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Qua bảng số liệu trên có thể thấy chi nhánh CVDN chủ yếu bằng nội tệ. Khách hàng có nhu cầu vốn vay chủ yếu là đồng nội tệ để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong nước nên dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Còn các khoản vay ngoại tệ hầu hết là phục vụ cho những khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và mua nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài.
Dư nợ cho vay doanh nghiệp bằng nội tệ: ta thấy, dư nợ CVDN bằng nội tệ tăng đều qua các năm. Cụ thể là, năm 2009 là 623.792 triệu đồng chiếm 87,30% trong tổng dư nợ CVDN; Năm 2010 là 1.153.145 triệu đồng, tăng 529.353 triệu đồng so với năm 2010 (tương ứng tăng 84,86%); Năm 2011 là 1.354.431 chiếm 96,41% tổng dư nợ CVDN, tăng 201.286 triệu đồng so với năm 2010 (tương ứng tăng 17,46%).
Dư nợ cho vay doanh nghiệp bằng ngoại tệ: năm 2009 là 90.643 triệu đồng, năm 2010 là 125.995 triệu đồng, tăng 35.352 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng tăng 39,00%). Năm 2011 là 50.435 triệu đồng, chiếm 3,59% tổng dư nợ CVDN giảm 75.561 triệu đồng so với năm 2010 (tương ứng giảm 59,97%).
Dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm là do sau quyết nghị dừng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho vay vốn lưu động ngắn hạn đến hết ngày 31/12/2009 của chính phủ thì sau đó chính phủ tiếp tục hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho các khoản vay trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp và lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động thu mua và kinh doanh các mặt hàng nông sản, lâm sản, thủy sản, muối. Chính sách hỗ trợ lãi suất trên được áp dụng theo cơ chế quy định tại Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 nhằm hướng tới mục tiêu vừa hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, vừa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Quyết định này được chi nhánh áp dụng, do đó việc cho vay bằng đồng nội tệ của chi nhánh đã tăng mạnh qua các năm.
Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Sở dĩ dư nợ ngoại tệ năm 2010 tăng là do nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng để mua nguyên vật liệu đầu vào. Năm 2011, dư nợ ngoại tệ lại giảm là do nền kinh tế các nước trên thế giới đang gặp nhiều khó khăn, nhất là khu vực đồng EURO, tỷ trọng xuất nhập khẩu với khu vực giảm khiến dư nợ về ngoại tệ giảm, do đó ngân hàng tập trung vào thị trường trong nước. Bên cạnh đó, do đặc điểm nền kinh tế nước ta đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động chưa tốt nên việc tham gia giao
dịch với nước ngoài còn hạn chế dẫn đến việc hướng tới thị trường nước ngoài chưa được thuận lợi. Hơn nữa, năm 2011 việc chi nhánh cắt giảm cho vay ngoại tệ là để đảm bảo thanh khoản ngoại tệ trước tình hình huy động vốn ngoại tệ sụt giảm và để giảm tình trạng đô la hóa gia tăng năm 2010.