Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 37 - 39)

- Thẩm định dự án:

1.3.5.1. Các nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế

Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động từ đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động cho vay. Một môi trường kinh tế thuận lợi cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp SXKD có hiệu quả. Khi SXKD thuận lợi doanh nghiệp sẽ cần nhiều vốn để đầu tư, mở rộng SXKD, do vậy hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ có điều kiện để tăng trưởng và phát triển. Hơn nữa, một nền kinh tế ổn định, mọi yếu tố vĩ mô không biến động thường xuyên và đột ngột sẽ giúp CBCV tính toán, đo lường rủi ro một cách tương đối để từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa và hạn chế được rủi ro xảy ra.

Ngược lại, trong thời kỳ đình trệ sản xuất – kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhu cầu vốn vay giảm trong thời kỳ này và nếu vốn vay đã được thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Một điều kiện kinh tế khó khăn, mọi yếu tố vĩ mô biến động thường xuyên sẽ gây khó khăn cho CBCV trong việc tính toán và lường trước được những rủi ro có thể xảy ra, như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến công tác quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng.

Môi trường pháp lý

Mỗi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ trong hoạt động SXKD nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật. Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước và là một nhân tố vĩ mô có tác dụng sâu rộng đến chất lượng CVDN của các NHTM, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để. Đối với bất kì một

hoạt động cho vay nói chung nào thì quan hệ vay mượn cũng đều được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động cho vay, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động cho vay được ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ vay mượn. Cụ thể, đối với CVDN, nếu những quy định pháp luật phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội thì chất lượng cho vay sẽ tốt cũng như công tác quản trị rủi ro được thuận lợi và dễ dàng thực hiện hơn trong việc kiểm soát, tính toán và lường trước được rủi ro của khoản vay.

Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị - xã hội ổn định là một điều kiện vô cùng quan trọng trong việc tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư. Do vậy, một môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ là cơ sở rất tốt cho mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng. Việc mở rộng hoạt động cho vay trong môi trường chính trị - xã hội ổn định, thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động đầu tư đem lại hiệu quả, khả năng hoàn vốn vay sẽ cao hơn và chất lượng khoản vay cũng sẽ cao hơn. Ngược lại khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, gây nên tình trạng mất lòng tin của các nhà đầu tư, không những hạn chế những khoản đầu tư mới mà còn tác động không tốt tới những khoản vay cũ thông qua những ảnh hưởng của nó đến hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, dẫn đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn. Việc gặp khó khăn trong thu hồi nợ nghĩa là công tác quản trị rủi ro của ngân hàng không kiểm soát tốt, không lường trước được rủi ro nên hiệu quả quản trị rủi ro của ngân hàng giảm.

Các nhân tố từ phía khách hàng

Trong quan hệ cho vay, các doanh nghiệp được vay vốn là một trong những khách hàng được ngân hàng tín nhiệm trao quyền sử dụng vốn. Vì vậy, rủi ro trong hoạt động SXKD của khách hàng vay vốn cũng chính là rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Điều này buộc ngân hàng phải xem xét các vấn đề của khách hàng có ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro trong CVDN.

Một là: Năng lực tài chính của khách hàng: Các doanh nghiệp có năng lực

tài chính yếu kém, quy mô vốn nhỏ nên nhiều doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường dẫn tới việc SXKD không hiệu quả, ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng, làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng giảm chất lượng cũng như công tác quản trị rủi ro trong CVDN chưa tốt cụ thể là kiểm soát và giám sát không tốt nên không né tránh được rủi ro xảy ra khi khách hàng không trả được nợ.

Hai là: Trình độ quản lý của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có năng lực

quản lý yếu kém, lơ là, không có chiến lược cụ thể và không dự đoán được kế hoạch trong tương lai nên không thích ứng được với sự thay đổi của thị trường, sản phẩm sản

xuất ra không tiêu thụ được. Chính vì thế mà hoạt động SXKD của doanh nghiệp bị trì trệ ảnh hưởng tới việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Việc không trả được nợ gốc và lãi đúng hạn làm giảm chất lượng khoản vay của ngân hàng cũng như công tác quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng chưa thực hiện tốt một cách thực sự dẫn đến ngân hàng có thể gặp rủi ro xảy ra.

Ba là: Thông tin của doanh nghiệp: Doanh nghiệp yếu kém về quản trị dẫn

đến hệ thống sổ sách thiếu minh bạch, rõ ràng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm tra, thẩm định tình hình thực tế của doanh nghiệp. Thậm chí có doanh nghiệp còn cố tình cung cấp thông tin sai lệch, các báo cáo tài chính không trung thực nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng, đẩy ngân hàng vào tình trạng có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào. Do đó, CBCV không thể kiểm soát thông tin một cách chính xác và lường trước rủi ro có thể xảy ra dẫn đến công tác quản trị rủi ro trong CVDN bị giảm sút và không có hiệu quả.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w