- Giám đốc Chi nhánh hoặc người được ủy quyền hợp pháp:
2.3.3.5. Tình hình dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ
Bảng 2.8. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo nhóm nợ
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch năm2009 - 2010 Chênh lệch năm2010 - 2011
Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nợ nhóm 1 621.344 86,97 1.193.694 93,32 1.164.212 82,87 572.350 92,11 -29.482 -2,47 Nợ nhóm 2 71.586 10,02 53.852 4,21 188.954 13,45 -17.735 -24,77 135.103 250,88 Nợ nhóm 3 19.290 2,70 12.919 1,01 39.617 2,82 -6.370 -33,02 26.698 207 Nợ nhóm 4 2.215 0,31 18.675 1,46 12.082 0,86 16.461 743,23 -6.594 -35,31 Nợ nhóm 5 0 0,00 0 0,00 0,00 0,00 0 0,00 0 0,00 Dư nợ cho vay 714.435 100,00 1.279.141 100,00 1.404.866 100,00 564.706 79,04 125.725 9,83
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy được tình hình dư nợ CVDN phân theo các nhóm nợ của chi nhánh. Trong đó:
Nợ nhóm 1: năm 2009 là 621.344 triệu đồng, chiếm 86,97% tổng dư nợ CVDN; Năm 2010 là 1.193.694 triệu đồng, tăng 572.350 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng tăng 92,11%); Năm 2011 là 1.164.212 triệu đồng, chiếm 82,87% tổng dư nợ CVDN, giảm 29.482 triệu đồng so với năm 2010 (tương ứng giảm 2,47%).
Nợ nhóm 2: năm 2009 là 71.586 triệu đồng, chiếm 10,02% tổng dư nợ CVDN; Năm 2010 là 53.852 triệu đồng, giảm 17.735 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng giảm 24,77%); Năm 2011 là 188.954 triệu đồng, chiếm 13,45% tổng dư nợ CVDN, tăng 135.103 triệu đồng so với năm 2010 (tương ứng tăng 250,88%).
Nợ nhóm 3: năm 2009 là 19.290 triệu đồng, chiếm 2,7% tổng dư nợ CVDN; Năm 2010 là 12.919 triệu đồng, giảm 6.370 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng giảm 33,02%). Năm 2011 là 39.617 triệu đồng , chiếm 2,82% tổng dư nợ CVDN, tăng 26.698 triệu đồng so với năm 2010 (tương ứng tăng 207%).
Nợ nhóm 4: năm 2009 là 2.215 triệu đồng, chiếm 0,31% tổng dư nợ CVDN; Năm 2010 là 18.675 triệu đồng, tăng 16.461 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng tăng 743,23%); Năm 2011 là 12.082 triệu đồng, chiếm 0,86% tổng dư nợ CVDN, giảm 6.594 triệu đồng so với năm 2010 (tương ứng giảm 35,31%).
Nợ nhóm 5: trong 3 năm thì chi nhánh không phát sinh các khoản nợ nhóm 5 đối với CVDN.
Qua số liệu ở trên có thể thấy dư nợ CVDN nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua ba năm. Năm 2010, do chính sách thu nợ của chi nhánh được đẩy mạnh nên việc đôn đốc khách hàng trả nợ của CBCV đã mang lại hiệu quả là nợ nhóm 2 và nợ nhóm 3 của chi nhánh đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, năm 2011 lại tăng trở lại là do nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, hàng tồn kho và chi phí ngày càng tăng nên doanh nghiệp bị lỗ và không trả được nợ cho ngân hàng. Đặc biệt trong ba năm, tại chi nhánh không có nợ nhóm 5. Nợ nhóm 2 được chi nhánh khống chế nhưng trong năm 2009 và 2011 vẫn ở mức trên 10%, điều này chứng tỏ chất lượng CVDN chưa cao. Mặc dù nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ CVDN nhưng khoản nợ này cũng phần nào ảnh hưởng xấu đến chất lượng CVDN và công tác quản trị rủi ro chưa thật sự sát sao và hiệu quả không cao. Nguyên nhân phát sinh khoản nợ xấu này có thể được giải thích như sau:
Ở NHNN&PTNT Việt Nam, chính sách phân loại nợ được thực hiện tự động hóa một cách minh bạch trên phần mềm quản lý nợ toàn hệ thống khiến cho nợ quá hạn các nhóm tự động phát sinh trên hồ sơ quản lý món vay và bảng cân đối kế toán. Vì vậy, đối với nợ nhóm 2, chỉ cần quá hạn một ngày thì khoản nợ này cũng sẽ tự động chuyển thành nợ xấu. Trong khi đó, một số ít CBCV tại chi nhánh thiếu sâu sát món vay, khi có nợ quá hạn chỉ kiểm tra qua loa. Bởi vậy, đến khi các khoản nợ nhóm 2 quá hạn nhiều ngày, CBCV phát hiện khách hàng thực sự suy giảm khả năng thanh toán thì việc phát sinh nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Một thực tế nữa cho thấy là trong giai đoạn này, nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp có thể thế chấp tài sản tiếp tục đi vay ngân hàng khác để trả nợ cho các khoản vay đã quá hạn. Đây có thể xem là hành vi “đảo nợ” của khách hàng để che giấu năng lực tài chính cũng như khả năng thanh toán yếu kém của mình. Những hành vi này của khách hàng, đôi lúc CBCV của ngân hàng không kiểm soát và lường trước được dẫn đến ngân hàng nợ quá hạn gia tăng. Năm 2010, nợ nhóm 4 của chi nhánh tăng lên là do Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Huy Long phá sản và không thanh toán được khoản nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên sang đến năm 2011, nợ nhóm 4 lại giảm là do chi nhánh đã bán được TSĐB của Công ty Huy Long để bù đắp vào khoản nợ đã mất.
Như vậy, có thể thấy sự thiếu cẩn trọng của CBCV trong việc quản lý nợ là nguyên nhân chủ yếu giải thích cho sự phát sinh khoản nợ quá hạn nhóm 4 vào năm 2010. Đồng thời, qua đây ta cũng có thể thấy sự thiếu chặt chẽ trong liên kết giữa các phòng ban của chi nhánh, do vậy không có sự giám sát, liên hệ và thông báo kịp thời giữa các phòng ban trong công tác quản trị rủi ro, dẫn đến khoản nợ xấu. Tuy nhiên, khoản nợ xấu này vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Vì vậy, cho dù là món vay lớn hay nhỏ, cho vay có hay không có TSĐB thì khả năng phát sinh nợ nhóm 2,
nguy cơ chuyển từ nợ nhóm 2 sang nợ xấu là hết sức tiềm ẩn nếu CBCV còn tư tưởng chủ quan, kiểm tra hời hợt rồi đánh giá là quá hạn tạm thời thì gây ra cho chi nhánh tổn thất lớn và ảnh hưởng xấu đến công tác quản trị rủi ro trong CVDN.