Tình hình dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 60 - 62)

- Giám đốc Chi nhánh hoặc người được ủy quyền hợp pháp:

2.3.3.3.Tình hình dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.6. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch năm2009 - 2010 Chênh lệch năm2010 - 2011

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh nghiệp lớn 463.726 64,90 902.178 70,53 1.062.359 75,62 438.452 94,55 160.182 17,75 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 250.709 35,10 376.963 29,47 342.506 24,38 126.254 50,36 -34.456 -9,14 Dư nợ cho vay 714.435 100,00 1.279.141 100,00 1.404.866 100,00 564.706 79,04 125.725 9,83

Biểu đồ 2.3. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng

Qua bảng số liệu trên ta thấy, chi nhánh tập trung cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp lớn. Cụ thể là:

Dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn: năm 2009 là 463.726 triệu đồng chiếm 64,9% tổng dư nợ cho vay; Năm 2010 đạt 902.178 triệu đồng tăng 438.452 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng tăng 94,55%); Năm 2011 là 1.062.359 chiếm 75,62% tổng dư nợ cho vay tăng 160.182 triệu đồng so với năm 2010 (tương ứng 17,75%). Qua phân tích trên, dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn của chi nhánh tăng qua các năm. Nguyên nhân là do năm 2010 chi nhánh cho các khách hàng truyền thống vay như Công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội với hạn mức 300.000 triệu đồng và Tổng công ty vật tư Nông Nghiệp với hạn mức 200.000 triệu đồng. Năm 2011, chi nhánh tiếp tục giải ngân khoản lớn cho Công ty TNHH một thành viên đầu tư nguồn nhân lực Vigecam (Công ty con của Tổng công ty vật tư Nông Nghiệp). Sở dĩ chi nhánh tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp lớn là vì đa số các doanh nghiệp lớn là khách hàng chiến lược của chi nhánh, khách hàng có uy tín, có tiềm lực tài chính mạnh và tương đối ổn định, đáp ứng được đầy đủ các điều kiện vay vốn của ngân hàng và là khách hàng truyền thống mà chi nhánh vẫn đang muốn duy trì mở rộng mối quan hệ cho vay.

Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa: chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ CVDN. Năm 2009 là 250.709 triệu đồng, chiếm 35,10% tổng dư nợ cho vay; Năm 2010 đạt 376.963 triệu đồng tăng 126.254 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng tăng 50,36%); Năm 2011, chỉ đạt 342.506 triệu đồng giảm 34.456 triệu đồng (tương ứng giảm 9,14%). Sở dĩ chi nhánh không tập trung CVDN nhỏ và vừa là do đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm lực tài chính thấp, kế hoạch sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, chưa tạo được uy tín trên thị trường nên chi nhánh không có niềm tin để đầu tư. Năm 2010, dư nợ cho vay DNNVV tăng là do chi nhánh cho vay những khoản vay có nhu cầu vốn lớn, ví dụ như Công ty TNHH xuất nhập khẩu An Phương và Công ty TNHH nhựa Tân Thành Hưng vay một khoản lớn để mua nguyên vật liệu đầu vào. Hơn nữa, trong nền kinh tế khó khăn, với quy mô vốn nhỏ các DNNVV phải cân nhắc xem làm thế nào để giảm thiểu chi phí, do đó cứ ngân hàng nào cho vay với lãi suất thấp thì doanh nghiệp vay. Vì vậy dư nợ cho vay DNNVV của chi nhánh không ổn định. Năm 2011, dư nợ cho vay DNNVV lại giảm là do thời gian này các doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, duy trì ổn định tài chính nên nhu cầu vốn của họ

giảm đi đáng kể. Hơn nữa, lãi suất cho vay của chi nhánh nói riêng và của các NHTM nói chung đều ở mức khá cao nên các DNNVV khó tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 60 - 62)