Thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hà Thành giai đoạn năm 2009 –

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 66 - 73)

- Giám đốc Chi nhánh hoặc người được ủy quyền hợp pháp:

2.4. Thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hà Thành giai đoạn năm 2009 –

hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hà Thành giai đoạn năm 2009 – 2011 2.4.1. Quản trị rủi ro trước khi cho vay

Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay của chi nhánh. Chính vì vậy mà CBCV của chi nhánh phải thận trọng trong việc kiểm tra, thẩm định khách hàng và kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ. Ở giai đoạn này đòi hỏi CBCV phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, sự cẩn thận và đặc biệt cần có mức độ đánh giá một cách trung thực và chính xác. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc thì không thể tránh khỏi được những sai sót, tiêu cực do các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động mà đã gây ra những rủi ro làm giảm chất lượng cho vay của chi nhánh. Công việc cụ thể của chi nhánh ở giai đoạn này như sau:

(1) Thu thập và kiểm soát thông tin. Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

Kiểm tra hồ sơ vay vốn: CBCV nắm được và hiểu rõ các giấy tờ cần có của hồ sơ vay vốn theo quy định của chi nhánh và đã thực hiện tốt các công việc như kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các loại giấy tờ.

Kiểm tra mục đích vay vốn: CBCV của chi nhánh thực hiện kiểm tra mục đích vay vốn của kế hoạch sản xuất kinh doanh có phù hợp với đăng ký kinh doanh không, kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa xem có vi phạm danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ. Đối với những khoản vay ngoại tệ, CBCV của chi nhánh kiểm tra mục đích vay vốn xem có đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.

Công việc trong bước này chỉ cần đối chiếu, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của bộ hồ sơ chứ chưa cần đến trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của CBCV nên CBCV của chi nhánh thực hiện khá tốt công việc ở bước này với thái độ nhiệt tình và trung thực.

Thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và kế hoạch sản xuất kinh doanh

Về khách hàng vay vốn: đối với yếu tố này CBCV của chi nhánh phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin. Công việc này tại chi nhánh được thực hiện nhưng chất lượng không cao, nguyên nhân là do đối với một số khách hàng đã có quan hệ vay mượn với ngân hàng thì CBCV chủ quan không đi kiểm tra thực tế hoặc có đi kiểm tra thực tế nhưng không kiểm tra kỹ lưỡng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như năng lực tài chính của họ mà chỉ kiểm tra qua loa. Việc

này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng khoản vay của chi nhánh như: gặp rủi ro trong việc khách hàng đưa ra những thông tin sai lệch về thực trạng sản xuất kinh doanh của họ hay giả mạo về thông tin của công ty trong khi công ty là không có thật…

Về kế hoạch sản xuất kinh doanh: những thông tin trên thị trường về phương án, dự án đầu tư của khách hàng thì được CBCV tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan nhà nước, hội thảo… nhưng để tìm hiểu cụ thể về các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự thì chi nhánh còn bị hạn chế bởi khâu tiếp cận với họ rất khó khăn trong trường hợp các nhà cung cấp này ở xa.

Kiểm tra, xác minh thông tin

Để thực hiện tốt và mang lại hiệu quả cao thì CBCV của chi nhánh đã phải tìm hiểu và đánh giá thông tin thông qua các nguồn: hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng, trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, các cơ quan pháp luật, các ngân hàng mà trước đây khách hàng đã vay vốn và các bạn hàng đối tác làm ăn của khách hàng.

Với công việc này thì CBCV của chi nhánh đã thực hiện đầy đủ, rõ ràng và được đánh giá cao. Công việc này được thực hiện và đem lại hiệu quả nhằm đảm bảo thông tin chính xác và từ đó giúp cho CBCV lường trước được rủi ro xảy ra.

(2) Phân tích tín dụng. Phân tích ngành

Mục đích của bước này nhằm đánh giá được tình hình và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt được bước này đòi hỏi CBCV phải bỏ rất nhiều công sức để tìm hiểu và nghiên cứu ngành nghề mà khách hàng xin vay vốn để đầu tư, hơn nữa trình độ chuyên môn phải có chiều sâu và bề dày kinh nghiệm thì việc đánh giá mới đem lại hiệu quả. Tuy CBCV của chi nhánh đã có cố gắng rất nhiều ở bước này song vẫn còn một số hạn chế như: không liên tục cập nhật được những chính sách thay đổi của ngành đó, điều kiện lao động cũng như sự cạnh tranh của ngành trong và ngoài nước. Vì vậy, hiệu quả đem lại vẫn chưa thực sự được như mong muốn, nó ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay nếu như sự phát triển của ngành đó trong tương lai bị trì trệ.

Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

CBCV của chi nhánh tập trung tìm hiểu khách hàng ở 4 yếu tố: năng lực pháp lý, cơ cấu tổ chức, khả năng quản lý và năng lực tài chính của khách hàng. Để có được một kết quả chính xác nhất ở bước này thì cần phải có sự phối hợp hài hòa giữa ngân hàng và khách hàng. Cụ thể là, khách hàng phải cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho ngân hàng; còn CBCV của chi nhánh phải áp dụng chuyên môn để thực hiện

hiện công việc một cách nghiêm túc, trung thực. Tuy nhiên, ở bước này còn có một số hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến việc phân tích thẩm định khách hàng của CBCV như: những BCTC của khách hàng đã được kiểm toán nhưng có thể bị điều chỉnh số liệu có dụng ý. Khi số liệu tính toán ở BCTC của khách hàng không đúng mà CBCV của chi nhánh nhập vào hệ thống để tính toán và đưa ra quyết định đã khiến cho chất lượng khoản vay không được đánh giá cao. Ví dụ là việc làm này được phát sinh ở Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Huy Long, CBCV không kiểm tra tính phù hợp của các số liệu trong BCTC với tình hình hoạt động và quy mô sản xuất của doanh nghiệp này mà khi nhận được BCTC của doanh nghiệp đã qua kiểm toán thì CBCV nhập luôn số liệu vào hệ thống làm cho CBCV không lường trước được rủi ro và cuối cùng đã gây rủi ro cho chi nhánh là xuất hiện khoản nợ nhóm 4.

Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng

CBCV xem xét tình hình quan hệ với ngân hàng của khách hàng trên 2 khía cạnh: - Xem xét quan hệ vay mượn của doanh nghiệp với các chi nhánh trong hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác.

- Xem xét quan hệ tiền gửi.

Công việc ở bước này khá đơn giản và độ chính xác rất cao vì CBCV chỉ cần thu thập thông tin qua trung tâm thông tin tín dụng của NHNN&PTNT Việt Nam và NHNN, do đó công việc này được CBCV thực hiện rất tốt tại chi nhánh.

Phân tích, thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh

Ở bước này, CBCV tại chi nhánh đã thực hiện những công việc sau:

- Đánh giá thị trường tiêu thụ nhằm xem xét tính khả thi của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, qua đó đưa ra các dự tính về doanh số bán hàng.

- Đánh giá nguồn lực và khả năng sản xuất của doanh nghiệp. - Dự tính hiệu quả tài chính của phương án.

- Đánh giá kế hoạch vay vốn và trả nợ.

Tất cả các công việc trên đều được thực hiện tại chi nhánh nhưng việc đánh giá nguồn lực và khả năng sản xuất của doanh nghiệp thì vẫn còn hạn chế. Cụ thể là để đánh giá được tốt thì CBCV phải thường xuyên đi kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp từ khi tiếp nhận nhu cầu vốn đến khi giải ngân nhưng tại chi nhánh thì CBCV vẫn chưa thực sự quan tâm đến công việc này một cách đúng đắn đã làm giảm chất lượng khoản cho vay đáng kể.

Kiểm tra thực trạng và phân tích, định giá TSĐB tiền vay

Bảo đảm tiền vay là cách thức ràng buộc khách hàng để thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro trong CVDN đã được sử dụng hiệu quả đối với các hồ sơ vay vốn tại chi nhánh. Để quyết định cho vay hay không, việc thẩm định khách hàng, phương án sử dụng vốn

vay, phương án SXKD... là điều cần thiết. Bên cạnh đó, việc kiểm tra và thẩm định TSĐB là cũng là điều kiện quan trọng, không thể thiếu trong quy trình cho vay của chi nhánh. TSĐB tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của doanh nghiệp không thực hiện thành công, đồng thời TSĐB cũng tăng trách nhiệm trả nợ của người vay và hạn chế sự lừa đảo và trốn tránh trách nhiệm trả nợ của người vay. Do đó, mục đích chi nhánh kiểm tra và thẩm định TSĐB là để xác định tài sản có đúng sở hữu hay không, có tranh chấp không, khi phát mại có dễ bán không. Giá trị thu được thực tế có bù đắp đủ nợ vay gốc, lãi và các loại thuế, phí theo quy định không. Việc kiểm tra và thẩm định TSĐB tại chi nhánh được thực hiện theo đúng quy trình đã quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.

Tại chi nhánh, CBCV kiểm tra thực tế tại hiện trường để xác định vị trí, địa điểm, chất lượng, giá trị thực tế, hình thức hiện vật nhưng bỏ sót việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu... điều này ảnh hưởng đến việc phát mại TSĐB khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. CBCV và tổ thẩm định phải thiết lập biên bản kiểm định tài sản thế chấp theo chế độ quy định. Vì vậy, công tác quản trị rủi ro trong CVDN tại chi nhánh chưa tốt.

Lập báo cáo thẩm định cho vay

Đây là báo cáo kết quả của quá trình thẩm định khoản vay, CBCV lập ra và gửi lên ban lãnh đạo kiểm duyệt. Công việc này ở chi nhánh được thực hiện rất linh hoạt, chi tiết và rõ ràng. Tùy theo từng kế hoạch sản xuất kinh doanh mà CBCV tại chi nhánh lựa chọn nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của kế hoạch sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra. Tuy báo cáo được trình bày với nội dung ngắn gọn, súc tích thể hiện được tất cả những kết quả đánh giá khách hàng, để khi trình bày lên ban lãnh đạo họ có thể giảm thiểu thời gian xem xét và phê duyệt lại mà cần nhiều thời gian cho việc tính toán, lường trước rủi ro và những biện pháp phòng ngừa để cùng CBCV kiểm soát được khoản vay nhằm nâng cao chất lượng khoản vay một cách tốt nhất.

Tái thẩm định khoản vay

Tại chi nhánh, đối với nhưng khoản vay vượt quyền phán quyết cấp tín dụng và những khoản vay mà lãnh dạo nghi ngờ thì phải tái thẩm định. Việc thẩm định lại một lần nữa để xem tính khả thi và hiệu quả của khoản vay giúp hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản trị rủi ro trong CVDN.

Việc này tại chi nhánh được cán bộ tái thẩm định thực hiện độc lập với bộ phận thẩm định để có được những quyết định chính xác hơn về khoản vay và có thêm nhiều ý kiến đóng góp trong việc ra quyết định cho vay nhằm cụ thể hóa các trường hợp rủi

ro có thể xảy ra để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời tránh gây tổn thất cho chi nhánh.

Tại chi nhánh, thời gian tái thẩm định đối với khoản vay ngắn hạn không vượt quá 3 ngày còn đối với khoản vay trung và dài hạn thì không vượt quá 5 ngày. Khi có sự khác biệt giữa 2 lần thẩm định thì CBCV đều thẳng thắn và trung thực trình lên ban giám đốc để đưa ra quyết định cuối cùng.

(3) Chấm điểm tín dụng.

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Nhìn chung việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của các NHTM nhằm đo lường rủi ro cho vay từ đó giúp đưa ra quyết định cho vay, giám sát và đánh giá việc vay mượn của khách hàng khi khoản cho vay đang còn dư nợ, từ đó lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời.

Việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng tại chi nhánh áp dụng theo đúng hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng của NHNN&PTNT Việt Nam. CBCV tại chi nhánh thực hiện thao tác nhập thông tin liên quan đến khách hàng, hệ thống xử lý và đưa ra kết quả chính xác về khách hàng. CBCV dựa vào kết quả đó và kiểm tra lại một lần nữa và đưa ra căn cứ giúp lãnh đạo chi nhánh ra quyết định cho vay. Công việc này tại chi nhánh CBCV thực hiện rất cẩn thận việc nhập dữ liệu vào hệ thống để có được một kết quả chính xác giúp lường trước được rủi ro gặp phải khi chi nhánh quyết định cho vay đối với khách hàng này.

2.4.2. Quản trị rủi ro trong khi cho vay

Quản trị rủi ro trong cho vay tại chi nhánh là tính từ thời điểm chi nhánh ký quyết định cho vay đến trước khi giải ngân, thời điểm này CBCV kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ vay vốn nhằm đảm bảo hồ sơ đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và kiểm soát lại một lần nữa những thông tin nêu ra trong hồ sơ để xác định lại một lần nữa mức độ an toàn của khoản vay và khả năng thu hồi vốn của chi nhánh để giúp cho người có thẩm quyền tại chi nhánh ra quyết định cho vay chính xác. Mặc dù CBCV thực hiện theo đúng điều kiện và quy trình cho vay tại chi nhánh nhưng nếu không kiểm tra kĩ lưỡng trong quá trình giải ngân và hoàn tất các thủ tục cho vay cần thiết thì dễ tạo ra lỗ hổng trong quá trình sử dụng vốn vay và gây rủi ro cho chi nhánh. Tại chi nhánh NHNN&PTNT Hà Thành, một CBCV phải chịu trách nhiệm số lượng lớn hồ sơ khách hàng vay vốn, áp lực công việc lớn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình kiểm tra và thẩm định khách hàng. Bên cạnh đó, đối với những khách hàng đã có quan hệ vay mượn với chi nhánh thì CBCV chỉ kiểm tra hời hợt thậm chí là bỏ qua bước này mà chỉ dựa trên kết quả thẩm định ban đầu để xem xét cho khách hàng vay vốn. Hơn nữa, trình độ năng lực chuyên môn cao của CBCV tại chi nhánh là không nhiều, còn thiếu kinh nghiệm nên việc kiểm tra, kiểm soát không được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ. Đây là nguyên nhân góp phần làm tăng quy mô nợ quá hạn trong năm 2011 tại chi nhánh. Đồng thời kéo theo sự đi xuống của công tác quản trị rủi ro trong CVDN tại chi nhánh.

Không chỉ do mỗi CBCV lơ là trong việc kiểm tra, kiểm soát hồ sơ vay vốn của khách hàng mà ngay cả người có thẩm quyền quyết định cho vay là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc (được ủy quyền) tại chi nhánh cũng chưa thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Nguyên nhân là do người có thẩm quyền cũng có quá nhiều công việc, phải xét duyệt rất nhiều hồ sơ vay vốn của khách hàng nên không có thời gian xem xét một cách kỹ lưỡng tờ trình thẩm định của cấp dưới gửi lên. Bên cạnh đó, người có thẩm quyền xét duyệt cung dễ rơi vào sai lầm do cảm thấy yên tâm sau khi đọc các thông tin về TSĐB hoặc quá tin tưởng vào các thông tin do CBCV đưa ra và sự kiểm tra trước

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w