- Thẩm định dự án:
1.3.4.1. Chỉ tiêu định tính
Thứ nhất, mức độ chặt chẽ của thủ tục và quy chế trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng.
Công tác quản trị rủi ro trong CVDN trước hết được đánh giá dựa trên cơ sở pháp lý, thông qua việc tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ CVDN của ngân hàng đã đề ra. Việc xây dựng một quy chế cho vay chặt chẽ sẽ giúp cho CBCV thuận lợi trong việc kiểm tra, giám sát khoản vay và tránh được những rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp lợi dụng khe hở của chi nhánh cố tình chiếm dụng vốn, lập những bộ hồ sơ giả hoặc không chính xác để vay vốn ngân hàng. Vì vậy, mức độ chặt chẽ của thủ tục và quy chế trong CVDN càng cao thì công tác quản trị rủi ro trong CVDN của chi nhánh càng thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Ngược lại, mức độ chặt chẽ càng thấp thì ảnh hưởng xấu đến công tác thẩm định, kiểm tra và giám sát khoản vay làm cho công tác quản trị rủi ro trong CVDN đạt hiệu quả thấp.
Thứ hai, khả năng thu thập và kiểm soát thông tin.
Thông tin là yếu tố nhạy cảm và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản trị rủi ro trong CVDN của ngân hàng. Đối với nền kinh tế đang phát triển, NHTM hoạt động kinh doanh tiền tệ - một lĩnh vực kinh doanh hết sức nhạy cảm nên việc thu thập và kiểm soát thông tin là điều vô cùng quan trọng. Việc thu thập thông tin đầy đủ và chính xác giúp công tác thẩm định của ngân hàng được chính xác, từ đó đưa ra được quyết định cho vay đúng đắn. Hơn nữa việc thu thập và kiểm soát thông tin tốt giúp CBCV tính toán, đo lường và phát hiện chính xác rủi ro để đưa ra các biện pháp ngăn ngừa kịp thời nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, thu thập và kiểm soát tốt thông tin cho thấy công tác quản trị rủi ro trong CVDN của ngân hàng có hiệu quả cao.
Thứ ba, mức độ tìm hiểu, phát hiện và đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả trước khi cho vay.
Sau khi thu thập và kiểm soát thông tin, CBCV kiểm tra tính chính xác và chặt chẽ của thông tin, thông qua đó tìm hiểu và phát hiện những rủi ro có thể xảy ra. Việc tìm hiểu, phát hiện rủi ro trước khi cho vay vô cùng quan trọng giúp ngân hàng ngay
từ bước đầu hạn chế tối đa được rủi ro xảy ra. Bởi lẽ, sự nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích một cách kĩ lưỡng, cụ thể những rủi ro giúp CBCV phát hiện chính xác và nhanh chóng những rủi ro xảy ra, từ đó CBCV đưa ra được những biện pháp phòng ngừa hợp lý và kịp thời nhằm kiểm soát và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Công tác này được thực hiện tốt và nghiêm túc chứng tỏ công tác quản trị rủi ro trong CVDN đạt hiệu quả.
Thứ tư, mức độ sát sao trong công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn, đôn đốc doanh nghiệp trả nợ.
Sau khi ngân hàng giải ngân vốn cho doanh nghiệp vay, định kì CBCV của ngân hàng phải kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và đôn đốc doanh nghiệp trả nợ. Công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và đôn đốc doanh nghiệp trả nợ là vô cùng quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro. Việc CBCV sát sao kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn để biết được doanh nghiệp có sử dụng vốn đúng mục đích theo thỏa thuận trong hợp đồng không, nếu không sử dụng vốn đúng mục đích hoặc làm thất thoát vốn của ngân hàng thì CBCV phải có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, việc phát hiện và xử lý kịp thời các khoản nợ có vấn đề là biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động CVDN. Nếu công việc này được CBCV thực hiện sát sao và nghiêm túc chứng tỏ công tác quản trị rủi ro trong CVDN được thực hiện tốt.
Thứ năm, khả năng xử lý và đưa ra các biện pháp giải quyết khi rủi ro xảy ra.
Khi các dấu hiệu nguy hiểm phản ánh một khoản cho vay có thể có vấn đề, biên pháp đầu tiên mà các CBCV phải thực hiện là xác định tính nghiêm trọng của vấn đề bằng các quá trình thích hợp. Trước hết phải thẩm tra lại và thu thập thêm thông tin về doanh nghiệp. Thông tin có thể lấy từ các báo cáo tài chính, hàng trưng bày và các cuộc thảo luận với người đại điện của doanh nghiệp. Sau đó, tùy thuộc vào sự nghiêm trọng của tình hình, ngân hàng có thể có những cách xử lý khác nhau. Nhìn chung việc xử lý có thể được phân thành hai nhóm: các biện pháp khai thác và các biện pháp thanh lý:
Biện pháp khai thác: với những trường hợp không quá nghiêm trọng, ngân
hàng có thể sử dụng các biện pháp thuộc loại này nhằm điều chỉnh tình huống và bảo vệ lợi ích của ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng một hoặc kết hợp một số biện pháp sau để cứu người vay và khôi phục sức mạnh tài chính của họ: tư vấn cho khách hàng về nhiều chủ đề như việc bán hàng, thu đòi các khoản nợ, tổ chức quản lý hoạt động sản xuất; tăng thêm vốn như tăng vốn tự có hoặc phát hành thêm cổ phiếu mới; giảm bớt kế hoạch mở rộng; khuyến khích thu hồi các khoản nợ chậm trả; gia hạn nợ…
Biện pháp thanh lý: nếu ngân hàng thấy rõ việc áp dụng các biện pháp khai
hơn để xử lý một khoản cho vay đã trở thành nợ khó đòi nhằm tự bảo vệ quyền lợi của mình. Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau: tiến hành xử lý các TSĐB, yêu cầu cơ quan pháp luật can thiệp, yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp…