Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 73 - 75)

- Giám đốc Chi nhánh hoặc người được ủy quyền hợp pháp:

2.5.1. Các chỉ tiêu định tính

Thứ nhất, mức độ chặt chẽ của thủ tục và quy chế trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng.

Chi nhánh NHNN&PTNT Hà Thành luôn chú trọng đến công tác thẩm định trước khi cho vay vay, trong khi cho vay và công tác kiểm soát sau khi cho vay, đồng thời coi đó là yếu tố quan trọng để phân loại khách hàng nhằm có những chính sách phù hợp, đáp ứng hiệu quả kinh doanh, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong CVDN.

Hình thức CVDN chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của chi nhánh nên chứa đựng rủi ro cao, do vậy việc tuân thủ quy trình vay vốn là hết sức quan trọng bởi nó góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng CVDN. Bên cạnh đó, điều kiện CVDN cũng được chi nhánh quy định khá chặt chẽ, mặc dù nhiều trường hợp có gây khó khăn cho khách hàng trong việc đảm bảo điều kiện vay vốn nhưng về chất lượng của khoản vay lại được chú trọng nâng cao hơn. Hơn nữa, mức độ chặt chẽ của thủ tục và quy chế trong CVDN của chi nhánh không những tránh được việc doanh nghiệp vay vốn lợi dụng khe hở để chiếm dụng vốn của ngân hàng mà còn chọn lọc được những khách hàng có tiềm lực tài chính tốt cũng như kế hoạch SXKD hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng khoản vay. Điều này chứng tỏ, công tác quản trị rủi ro trong CVDN của chi nhánh có chất lượng tốt và hiệu quả cao.

Thứ hai, khả năng thu thập và kiểm soát thông tin.

Tại chi nhánh, việc thu thập và kiểm soát thông tin chưa thực sự nghiêm túc. CBCV của chi nhánh vẫn còn lười biếng và chủ quan trong việc thu thập và kiểm soát

chất lượng thông tin. Hơn nữa, những thông tin thu thập được từ các nguồn phục vụ công tác quản trị trị rủi ro trong CVDN ở tất cả các khâu thẩm định cho vay, kiểm soát sau cho vay hay quá trình theo dõi thu hồi nợ, xử lý khoản nợ có vấn đề, thông tin về TSĐB... thường không đầy đủ, chính xác, không kịp thời và chưa có tính hệ thống làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay và kiểm soát khoản vay của chi nhánh. Đồng thời, với đội ngũ cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chưa chắc nên việc xử lý thông tin cũng như sử dụng công nghệ vẫn còn có nhiều khúc mắc và thiếu sót. Do thiếu thông tin cần thiết nên việc xét duyệt các khoản vay nhiều khi chưa chính xác mà thường dựa vào đánh giá chủ quan của CBCV như: không biết rõ tình hình thực tế của doanh nghiệp, SXKD thua lỗ nhưng vẫn cho vay hoặc cho vay để trả nợ ngân hàng theo hình thức đảo nợ. Do sự thiếu thông tin thương mại về tình hình giá cả, cung cầu biến động của thị trường nên chi nhánh không lường trước được các rủi ro. Và kết quả cho thấy trong năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại chi nhánh tăng cao. Điều đó chứng tỏ công tác quản trị rủi ro trong CVDN của chi nhánh chưa đạt hiệu quả.

Thứ ba, mức độ tìm hiểu, phát hiện và đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả trước khi cho vay.

Việc tìm hiểu và phát hiện rủi ro của chi nhánh chưa thực sự được phát huy hết năng lực và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Thực tế tại chi nhánh, đối với một bộ hồ sơ, CBCV chỉ dừng lại ở việc thẩm định khách hàng, thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh và TSĐB chứ chưa thực hiện việc tìm hiểu và phát hiện rủi ro trong công tác thẩm định nhằm kiểm soát rủi ro góp phần hạn chế tổn thất xảy ra cho chi nhánh. Việc tìm hiểu và phát hiện rủi ro còn sơ sài nên CBCV tại chi nhánh khó có thể đưa ra được những biện pháp phòng ngừa rủi ro mà chỉ khi rủi ro xảy ra thì CBCV mới có những biện pháp xử lý. Khi chi nhánh không kiểm soát được rủi ro mà đưa ra biện pháp xử lý, lúc đó các biện pháp có thể sẽ không phát huy được hết tác dụng dễ gây ra tổn thất lớn cho chi nhánh. Qua đây, công tác quản trị rủi ro trong CVDN của chi nhánh chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ tư, mức độ sát sao trong công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn, đôn đốc thu hồi nợ.

Hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn của chi nhánh thực sự chưa có chất lượng. Năng lực CBCV thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý những vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro vi phạm. Hơn nữa, nếu có thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nhưng chỉ ở mức độ qua loa, không kiểm tra kĩ lưỡng năng lực tài chính cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp hoặc CBCV không hiểu biết nhiều về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến không kiểm soát được toàn bộ việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, đã xảy ra trường hợp thất thoát vốn khiến nợ xấu tại chi nhánh gia tăng, ảnh hưởng xấu đến công tác quản trị rủi ro trong CVDN tại chi nhánh.

Thứ năm, khả năng xử lý và đưa ra các biện pháp giải quyết khi rủi ro xảy ra.

Mặc dù, các CBCV của chi nhánh đã có những cố gắng nhất định trong việc giảm thiểu hóa rủi ro bằng cách tìm kiếm, thu thập, phân tích và kiểm soát thông tin về khách hàng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro, hơn nữa CBCV cũng phát huy hết năng lực chuyên môn nhằm phát hiện rủi ro. Tuy nhiên, việc tìm kiếm và thu thập thông tin không thể tránh khỏi được tình trạng thông tin cũ, số liệu không được cập nhật và có thể là thông tin không chính xác do ý chủ quan mà CBCV không phát hiện được rủi ro có thể xảy ra đồng thời các biện pháp phòng ngừa rủi ro cũng không hợp lý, do đó, trong giai đoạn 2009 – 2011 tại chi nhánh vẫn còn xuất hiện những khoản nợ xấu.

Hiện nay, chi nhánh NHNN&PTNT Hà Thành có sự phối hợp giữa các phòng ban để thực hiện rà soát lại tình hình nợ và đề ra các biện pháp xử lý và hạn chế rủi ro:

Đối với nợ quá hạn có khả năng thu hồi: chi nhánh áp dụng các biện pháp

khai thác khách hàng vay vốn. CBCV đã bám sát các doanh nghiệp có nợ quá hạn, theo dõi tình hình SXKD, thực hiện các công tác tư vấn cho doanh nghiệp tìm biện pháp đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hóa, tạo cơ hội cho doanh nghiệp giải phóng vốn nhanh để trả nợ cho chi nhánh.

Đối với nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: chi nhánh sử dụng các biện

pháp thanh lý bằng các hành động cứng rắn hơn để xử lý khoản vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra và bảo vệ quyền lợi cho chi nhánh. Đối với nhưng khoản vay được xác định không thể thu hồi, chi nhánh nhanh chóng nắm quyền kiểm soát TSĐB, tổ chức việc tiếp nhận, bảo quản hoặc phát mại TSĐB nhằm bù đắp thiệt hạ do không thu hồi được nợ. Hoặc chi nhánh yêu cầu có sự can thiệp của cơ quan pháp luật trong trường hợp không thu hồi được đầy đủ nợ sau khi phát mại TSĐB. Tuy nhiên, việc phát mại TSĐB nhằm thu hồi nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn như thủ tục hành chính phức tạp, mất nhiều thời gian, hơn nữa, nếu có sự can thiệp của pháp luật thì công tác thi hành án còn chậm làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh, khiến cho công tác quản trị rủi ro trong CVDN của chi nhánh giảm sút.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w