Tình hình dư nợ cho vay phân theo ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 62 - 63)

- Giám đốc Chi nhánh hoặc người được ủy quyền hợp pháp:

2.3.3.4. Tình hình dư nợ cho vay phân theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 2.7. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo ngành nghề kinh doanh

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch năm2009 - 2010 Chênh lệch năm2010 - 2011

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp 97.520 13,65 84.070 9,72 56.581 6,05 -13.451 -13,79 -27.488 -32,70 Ngành công nghiệp 134.814 18,87 227.213 26,27 254.100 27,17 92.399 68,54 26.888 11,83 Ngành xây dựng 363.076 50,82 455.636 52,68 536.070 57,32 92.560 25,49 80.434 17,65 Thương mại, dịch vụ 92.234 12,91 47.138 5,45 29.927 3,20 -45.095 -48,89 -17.211 -36,51 Các ngành khác 26.791 3,75 50.857 5,88 58.545 6,26 24.066 89,83 7.688 15,12 Dư nợ cho vay 714.435 100,00 864.913 100,00 935.224 100,00 150.478 21,06 70.311 8.13

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy dư nợ cho vay ngành xây dựng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ CVDN.

Dư nợ cho vay các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp: năm 2009 là 97.520 triệu đồng chiếm 13,65% tổng dư nợ cho vay; Năm 2010 chỉ đạt 84.070 triệu đồng, giảm 13.451 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng giảm 13,79%; Năm 2011 giảm mạnh đáng kể, chỉ còn 56.581 triệu đồng, giảm 32,7% so với năm 2010. Qua phân tích trên, ta thấy dư nợ cho vay các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp giảm đều qua các năm. Nguyên nhân là do chi nhánh hoạt động trên địa bàn Hà Nội nên nhu cầu về vốn nông nghiệp rất ít. Chỉ có duy nhất Công ty tổng vật tư nông nghiệp là khách hàng truyền thống của chi nhánh có nhu cầu vốn về nông nghiệp để kinh doanh phân bón nhưng trong giai đoạn này, nền kinh tế khó khăn nên công ty không tập trung kinh do hoạt động kinh doanh phân bón không hiệu quả như những năm trước.

Dư nợ cho vay ngành công nghiệp: năm 2009 là 134.814 triệu đồng, chiếm 18,87% tổng dư nợ CVDN; Năm 2010 tăng 92.399 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 68,54%; Năm 2011 đạt 254.100 triệu đồng, tăng 26.888 triệu đồng so với

năm 2010 và tương ứng tăng 11,83%. Qua bảng số liệu, dư nợ cho vay ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng dư nợ CVDN. Năm 2010, dư nợ cho vay ngành công nghiệp tăng mạnh như vậy là do ngành công nghiệp năm 2010 phục hồi mạnh mẽ sau những khó khăn của khủng hoảng kinh tế thế giới; Năm 2010, ngành xây dựng phát triển mạnh mẽ kéo theo ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng cũng phát triển không ngừng, do đó nhu cầu vay vốn của họ ngày càng tăng mạnh.

Dư nợ cho vay ngành xây dựng: năm 2009, dư nợ cho vay ngành xây dựng đạt 363.076 triệu đồng chiếm 50,82% tổng dư nợ CVDN; Năm 2010, đạt 455.636 triệu đồng, tăng 92.560 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng tăng 25,49%); Năm 2011 là 536.070 triệu đồng, tăng 80.434 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 17,65%. Việc dư nợ cho vay ngành xây dựng tăng qua các năm là do năm 2010, thị trường bất động sản phát triển mạnh nên các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn để đầu tư vào các dự án, cơ sở hạ tầng. Ví dụ như Công ty đầu tư Phát triển nhà Hà Nội và Nhà máy xi măng Duyên Hà cũng là khách hàng truyền thống với hạn mức trên 50.000 triệu đồng. Năm 2011, mặc dù kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản bớt sôi động nhưng nhu cầu vốn để hoàn thiện các công trình, dự án dở dang vẫn gia tăng. Hơn nữa, chính sách thắt chặt đầu tư công của Chính phủ làm cho các doanh nghiệp nhà nước có các công trình công cộng phải tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Chính vì vậy mà dư nợ cho vay ngành xây dựng vẫn gia tăng.

Dư nợ cho vay ngành thương mại, dịch vụ: năm 2009 là 92.234 triệu đồng chiếm 12,91% tổng dư nợ CVDN; Năm 2010 chỉ đạt 47.138 triệu đồng, giảm 45.095 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng giảm 48,89%; Năm 2011 tiếp tục giảm xuống còn 29.927 triệu đồng, tương ứng giảm 36,51% so với năm 2010. Dư nợ cho vay ngành thương mại, dịch vụ giảm qua các năm là do nền kinh tế gặp khó khăn, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hoạt động kinh doanh theo cách mua hàng về để bán và hưởng chênh lệch chứ không trực tiếp sản xuất, do đó, khi nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp này chỉ hoạt động cầm chừng, duy trì ổn định, hơn nữa hoạt động kinh doanh kém hiệu quả thì việc đầu tư cũng giảm đi. Chính vì vậy, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp này cũng giảm đi đáng kể. Hơn nữa, nền kinh tế khó khăn nên chi nhánh thận trọng hơn trong việc đầu tư, chỉ đầu tư vào những kế hoạch cụ thể, có tính khả thi cao và hiệu quả để hạn chế rủi ro, tối thiểu hóa nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng cho vay và đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w