- Giám đốc Chi nhánh hoặc người được ủy quyền hợp pháp:
3.2.3. Nhóm giải pháp sau khi cho vay
Thứ nhất, thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát định kì khoản vay.
Trong môi trường kinh doanh đầy phức tạp, với sự biến động thất thường của giá cả, nhu cầu thị trường, thêm vào đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho áp lực đối với doanh nghiệp và những rủi ro doanh nghiệp gặp phải cùng ngày càng gia tăng đặc biệt sau khi tiếp tục trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2011. Do vậy, nếu doanh nghiệp nào không thích ứng kịp thời tất yếu sẽ dẫn đến thất bại trong kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của ngân hàng. Vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát khoản vay định kì, thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng. Một mặt nó giúp CBCV nắm bắt kịp thời tình trạng món vay, khả năng thu hồi tiền vay cả gốc và lãi cho chi nhánh. Mặt khác, CBCV thông qua đó thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sau vay vốn, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh nhằm tăng cường khả năng thu hồi tiền vay, giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh. Trên cơ sở đó sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa chi nhánh với doanh nghiệp, nâng cao uy tín đồng thời đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Thực tế cho thấy, cường độ làm việc của CBCV tại chi nhánh khá căng thẳng, vì thế việc đánh giá thực trạng các khoản vay không được thực hiện thường xuyên, nhiều CBCV chỉ gọi điện cho người đại diện vay vốn để nhắc trả nợ, thúc giục trả nợ mà chưa quan tâm đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải. Do đó, nhiều trường hợp không nắm rõ về thực trạng sử dụng vốn vay dẫn đến việc khách hàng không trả được nợ cho chi
nhánh. Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, CBCV phải kiểm tra thật kỹ các báo cáo hàng tháng, hàng quý của doanh nghiệp. Cần có sự phối hợp giữa các bộ phận kinh doanh, hỗ trợ và kế toán trong việc theo dõi các khoản nợ, sự biến động số dư tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, CBCV phải kết hợp việc theo dõi kiểm tra trên giấy tờ, sổ sách với việc gặp gỡ khách hàng, thăm quan trực tiếp nhà xưởng, nơi sản xuất để thấy được sự khác biệt của kế hoạch xin vay với thực tế theo chiều hướng tốt hay xấu, để thấy được vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay không, nguồn trả nợ của khách hàng có được đảm bảo hay không. Ngoài ra, việc gặp gỡ khách hàng, tìm hiểu thực tế còn giúp CBCV nắm bắt được thiện chí và ý chí trả nợ của khách hàng, biết được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn tạm thời song vẫn có ý chí và quyết tâm trả nợ thì chi nhánh có thể cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi suất, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi phù hợp đồng thời có thể tư vấn cho khách hàng những biện pháp tháo gỡ khó khăn, chuyển hướng sản xuất. Còn nếu khách hàng không thể vượt qua khó khăn hoặc có thái độ lừa đảo, không hợp tác, vi phạm hợp đồng cho vay, không muốn trả nợ cho chi nhánh thì có thể thực hiện thu nợ trước hạn, xử lý TSĐB, bán nợ để hạn chế thấp nhất những tổn thất cho chi nhánh.
Thứ hai, thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng TSĐB. Đây là nguồn thu thứ hai của chi nhánh khi khách hàng không có khả năng thanh toán đầy đủ tiền vay. Do vậy, chất lượng TSĐB cũng có ý nghĩa quan trọng với chi nhánh. Chi nhánh phải đánh giả để xác định giá trị thực của TSĐB so với giá trị khoản vay, nếu giá trị TSĐB không đảm bảo được cho khoản vay thì chi nhánh phải yêu cầu khách hàng bổ sung thêm. Thứ ba, theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng khoản vay. Đối với khoản vay để xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời gian thanh toán; các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ thực hiện, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của doanh nghiệp mở tại chi nhánh; các khoản vay thương mại cần kiểm tra hàng hồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy định nguồn tiền hàng từ phương án vay phải trả nợ ngay sau khi thu được tiền, cho dù khoản vay chưa đến hạn thanh toán, nguồn tiền từ kế hoạch SXKD sẽ giúp ngân hàng thu nợ kịp thời đúng hạn.
Thứ tư, việc báo cáo kịp thời theo đúng yêu cầu là một sự hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm soát, quản trị rủi ro. Định kỳ, nội dung báo cáo nên được áp dụng như
sau: báo cáo cho hội đồng quản trị và tổng giám đốc tập hợp theo tuần, tháng hoặc quý, tập trung vào phần đánh giá chung, chiến lược quản trị và các biện pháp khắc phục. Còn báo cáo cho các cán bộ lãnh đạo chuyên trách nghiệp vụ như phòng kinh doanh, phòng kiểm soát nên định kỳ hàng ngày và đi sâu, chi tiết vào từng loại rủi ro.
Thứ hai, giải pháp xử lý các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề.
Đây chính là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. Ngân hàng có thể xây dựng chính sách quản lý nợ xấu hợp lý, phân công và quy trách nhiệm đòi nợ, liên kết giữa các bên ngân hàng, khác hàng và chính quyền địa phương trong việc xử lý nợ.
Việc xử lý nợ quá hạn cần có những biện pháp cụ thể sau: