- Giám đốc Chi nhánh hoặc người được ủy quyền hợp pháp:
2.5.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân xuất phát từ phía chi nhánh
Quy trình cho vay không được thực hiện đầy đủ: Cẩm nang tín dụng được xây dựng cụ thể, rõ ràng và đầy đủ về quy trình cho vay. Nhưng việc thực hiện và áp dụng của CBCV vẫn còn cứng nhắc, không linh hoạt trong các trường hợp cụ thể. Hơn nữa có những bước CBCV chỉ thực hiện qua loa, không chặt chẽ và bám sát vào quy trình hoặc do áp lực thời gian nên không tuân thủ quy trình cho vay một cách triệt để mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế. Một số bước thẩm định đôi khi bị bỏ qua, điều đó làm ảnh hưởng chất lượng thẩm định và làm giảm hiệu quả hoạt động CVDN của chi nhánh.
Hạn chế về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của CBCV: đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh Hà Thành phần lớn còn trẻ, vì vậy kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Mặt khác, họ cũng chưa được đào tạo và trang bị một cách đầy đủ kiến thức mới. Trình độ của CBCV là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thẩm định khoản vay. Nhận thức được điều này, chi nhánh đã hết sức quan tâm tới công tác đào tạo và đào tạo lại CBCV một cách bài bản và chuyên nghiệp. Tuy vậy, hoạt động này cũng gặp rất nhiều khó khăn do kinh phí đào tạo là có hạn và thiếu chuyên gia.
Sự phối hợp giữa các phòng ban chưa chặt chẽ: các phòng ban kiểm tra, kiểm soát khoản vay và phòng kinh doanh tại chi nhánh chưa có sự hợp tác đồng bộ. Do khối lượng công việc quá nhiều, nhân sự thiếu và yếu so với quy mô nên sự liên kết
giữa các phòng ban khá lỏng lẻo. Phần lớn các lãnh đạo phòng thiếu sự giám sát và kiểm tra lại các hồ sơ vay vốn mà thường dựa nhiều vào kết quả mà CBCV cung cấp, tờ trình thẩm định mà CBCV thực hiện để ra quyết định.
Mô hình chấm điểm tín dụng: mô hình chấm điểm tín dụng của chi nhánh dựa trên mô hình chấm điểm tín dụng của NHNN&PTNT Việt Nam. Vì mới được xây dựng vài năm và đưa áp dụng tại chi nhánh nên vẫn còn một số hạn chế, hệ thống chấm điểm tín dụng còn chưa hoàn chỉnh, chưa đánh giả được tất cả các mặt của doanh nghiệp. Việc cho điểm đối với các chỉ tiêu phi tài chính còn phụ thuộc lớn vào chủ quan của CBCV. Tại chi nhánh, chưa có hệ thống chấm điểm cho TSĐB. Hơn nữa do mới được đưa vào sử dụng nên cách thức đo lường rủi ro bằng định lượng này còn khá mới mẻ với CBCV vì không phải CBCV nào cũng đã hiểu hết các quy trình của nó.Điều này làm cho CBCV đánh giá sai mức độ rủi ro của khoản vay, làm cho nợ quá hạn tăng ảnh hưởng xấu đến công tác quản trị rủi ro trong CVDN.
Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn
Đạo đức của khách hàng: đây là một yếu tốt quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của khoản vay cũng như việc ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong CVDN. Khi một khoản vay được giao quyền sử sụng cho doanh nghiệp thì khoản vay đó phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp nhưng có điều kiện ràng buộc. Tuy nhiên, có điều kiện ràng buộc nhưng không thể tránh khỏi được việc doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, làm thất thoát vốn của ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay. Bên cạnh đó, có trường hợp doanh nghiệp cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng, cố tính chây ì không trả nợ và có hành vi lừa đảo ngân hàng mà CBCV không phát hiện xử lý kịp thời thì ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản trị rủi ro trong CVDN.
Thông tin khách hàng cung cấp chưa có chất lượng tốt: báo cáo tài chính không minh bạch và không chính xác nên khi CBCV tiến hành thẩm định, phân tích và đánh giá khách hàng qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp song những báo cáo này chưa được kiểm toán, do vậy độ chính xác không cao, gây nhiều khó khăn cho CBCV trong việc phân tích khả năng trả nợ của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay. Điều đó cho thấy công tác quản trị rủi ro trong CVDN chưa đạt hiệu quả cao.
Nguyên nhân khách quan bên ngoài
Cơ quan pháp luật chưa thực sự hỗ trợ chi nhánh trong việc xử lý nợ: công cụ pháp luật để giải quyết những khoản nợ chây ì, nợ xấu chưa được chi nhánh sử dụng một cách hiệu quả là do chi nhánh thường có tâm lý e ngại và phiền toái khi đưa những quan hệ vay mượn ra pháp luật để tố tụng. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý chưa đồng bộ và phù hợp, vẫn còn những lỗ hổng dẫn đến rủi ro xảy ra. Hơn nữa, việc xét xử của các vụ vi phạm hợp đồng kinh tế không thuận tiện và nhanh chóng cho các bên
Những biến động chung của nền kinh tế: tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ lạm phát ở mức hai con số, sức mua giảm, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, các doanh nghiệp sản xuất không tiêu thụ được, lượng hàng tồn kho cao dẫn đến việc doanh nghiệp kinh doanh không có lãi thậm chí là lỗ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng, do đó mà nợ xấu của ngân hàng cũng tăng cao. NNHN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, hạ lãi suất cho vay gây nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của khóa luận đã đi sâu nghiên cứu thực trạng CVDN và thực trạng công tác quản trị rủi ro trong CVDN tại chi nhánh NHNN&PTNT Hà Thành trong ba năm 2009 - 2011, giúp chúng ta có được cái nhìn khái quát và toàn diện về hoạt động của chi nhánh, cũng như những vấn đề mà nó gặp phải. Ngoài ra, trong nội dung của chương cũng đã phân tích nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro trong CVDN tại chi nhánh. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong CVDN tại chi nhánh ở chương 3 của khóa luận.
CHƯƠNG 3