Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 56 - 57)

- Giám đốc Chi nhánh hoặc người được ủy quyền hợp pháp:

2.3.3.1. Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian

Bảng 2.4. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo thời gian

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch năm2009 - 2010 Chênh lệch năm2010 - 2011

Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 474.697 66,44 895.398 70,00 1.103.381 78,54 420.701 88,63 207.983 23,23 Trung và dài hạn 239.738 33,56 383.742 30,00 301.484 21,46 144.004 60,07 -82.258 -21,44 Dư nợ cho vay 714.435 100,00 1.279.141 100,00 1.404.866 100,00 564.706 79,04 125.725 9,83

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ ngắn hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể là:

Dư nợ cho vay ngắn hạn: năm 2009 đạt 474.697 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 66,44% tổng dư nợ; Năm 2010, tăng 420.701 triệu đồng đạt 895.398 triệu đồng, tương ứng với 88,63% so với năm 2009; Năm 2011; tăng 23,23% đạt 1.103.381 triệu đồng.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn: năm 2009, chiếm tỷ trọng 33,56% tổng dư nợ, đạt 239.738 triệu đồng; Năm 2010, tăng 60,07% tương ứng tăng 144.004 triệu đồng; Năm 2011 giảm chỉ đạt 301.484 triệu đồng, tức giảm 82.258 triệu đồng (tương ứng giảm 21,44%).

Biểu đồ 2.1. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo thời gian

Đơn vị: Triệu đồng Nhìn chung, dư nợ CVDN trong ngắn hạn của chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng điều này chứng tỏ chi nhánh tập trung chủ yếu CVDN trong ngắn hạn, các khoản cho vay ngắn hạn của chi nhánh với doanh nghiệp là phục vụ nhu cầu tăng vốn lưu động để phục vụ sản xuất kinh doanh. Với nguồn vốn huy động được của chi nhánh chủ yếu là từ nguồn vốn ngắn hạn thì việc tập trung cho vay trong ngắn hạn giúp chi nhánh đảm bảo được khả năng cung ứng vốn vay và tăng khả năng thanh khoản, đồng thời giúp chi nhánh quản lý tốt hơn chất lượng các khoản cho vay. Mặt khác, do nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây không ổn định, theo xu thế chung các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khá bấp bênh, chưa tạo được lòng tin với ngân hàng do đó ngân hàng và bản thân các doanh nghiệp chỉ hướng tới các khoản vay ngắn hạn. Lãi suất cao cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp không dám mạo hiểm vào các khoản vay dài hạn.

Dư nợ CVDN trong trung và dài hạn luôn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ cho vay. Mặc dù cho vay trung và dài hạn luôn mang lại nguồn thu nhập lớn nhưng hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do thời gian hoàn vốn lâu, hơn nữa trong tình trạng nợ xấu đang gia tăng nên Ban giám đốc của chi nhánh có chủ trương thắt chặt cho vay trong trung và dài hạn. Khoảng 6 tháng đầu năm 2010, do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nên nhu cầu vốn trong trung và dài hạn để đầu tư của doanh nghiệp tăng lên nên việc cho vay trong trung và dài hạn của chi nhánh có mức tăng nhẹ. Tuy nhiên, sang đến năm 2011, tỉ lệ lạm phát tăng cao làm chi phí đầu vào của doanh nghiệp cũng tăng, hơn nữa lãi suất ngân hàng tăng cao làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn nên việc cho vay trong trung và dài hạn của chi nhánh có sự giảm sút đáng kể. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế khó khăn như vậy, ngân hàng cũng phải thận trọng hơn trong việc đầu tư trong trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro và tránh gây tổn thất để đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.

Như vậy, đối với CVDN, chi nhánh Hà Thành chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn. Trong nền kinh tế như hiện nay, việc duy trì cho vay trong ngắn hạn của chi nhánh là cần thiết nhưng chi nhánh cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, sát sao trong việc kiểm tra để đảm bảo được chất lượng khoản vay cũng như công tác quản trị rủi ro có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà thành (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w