- Giám đốc Chi nhánh hoặc người được ủy quyền hợp pháp:
2.3.1. Tình hình giải ngân cho vay doanh nghiệp giai đoạn năm 2009 –
Bảng 2.2. Doanh số cho vay doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch năm 2009 - 2010 Chênh lệch năm 2010 - 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay KHDN 986.979 1.870.838 256.377 883.859 89,55 - 1.614.461 -86,30 Tổng doanh số cho vay 1.290.000 2.335.045 349.668 1.045.045 81,01 1.985.377- -85.03
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy doanh số cho vay của chi nhánh không đều qua các năm. Cụ thể là: năm 2009, doanh số cho vay đạt 1.290.000 triệu đồng; Năm 2010 tăng 81,01% đạt 2.335.045 triệu đồng; Năm 2011, chỉ đạt được 349.668 triệu đồng, giảm 1.985.377 triệu đồng, tương ứng giảm 85,03%. Điều này chứng tỏ hai năm 2009 và 2010 chi nhánh đã giải ngân được nguồn vốn lớn, đáp ứng nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng. Nhưng bên cạnh đó, doanh số cho vay năm 2011 của chi nhánh lại giảm đáng kể. Nguyên nhân doanh số cho vay trong hai năm 2009 và 2010 lớn như vậy là do chi nhánh đã nắm bắt kịp thời nhu cầu về vốn vay của các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực, từ đó đẩy mạnh cho vay, đồng thời khai thác các dự án tiềm
năng, chủ động tìm kiếm khách hàng mới để cho vay bên cạnh việc lưu giữ khách hàng truyền thống và mở rộng mạng lưới cho vay trong khu vực. Tuy nhiên, năm 2011 doanh số cho vay giảm đáng kể là do năm 2011 nền kinh tế của nước ta gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao và đặc biệt là lãi suất cho vay của ngân hàng ở mức 20% – 22% làm cho khách hàng khó tiếp cận được nguồn vốn.
Ta thấy doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp cũng không đều qua các năm. Năm 2009, doanh số CVDN là 986.979 triệu đồng. Đến năm 2010, doanh số CVDN của chi nhánh tăng 883.859 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 89,55%. Doanh số cho vay tăng cao như vậy là do năm 2010 nền kinh tế nước ta được phục hồi khá nhanh sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, sau khủng hoảng buộc các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của chi nhánh nói riêng phải cơ cấu lại tổ chức, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và đưa ra chiến lược kinh doanh mới hiệu quả hơn, từ đó đã khiến nhiều doanh nghiệp thành công. Tuy nhiên, sang năm 2011 thì doanh số CVDN chỉ đạt 256.377 triệu đồng, giảm 1.614.461 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng giảm 86,30%. Nguyên nhân là do năm 2011 bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn như lãi suất ngân hàng tăng cao khiến doanh nghiệp khó tiếp cận, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng do lạm phát, việc tiêu thụ sản phẩm không mấy thuận lợi làm cho năng lực cạnh tranh và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng. Cũng vì thế mà các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của chi nhánh cũng không tránh khỏi được ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp trên địa bàn quận Hai Bà Trưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất cao, hàng tồn kho tăng cao, việc tiêu thụ hàng hóa trì trệ dẫn đến hiệu quả SXKD không cao làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Trong điều kiện đó, nhiều doanh nghiệp với tiềm lực vốn nhỏ không đứng vững trên thị trường đã phải phá sản hoặc giải thể. Ở bối cảnh này, với tâm lý e ngại nên nhiều NHTM nói chung và NHNN&PTNT Hà Thành nói riêng đã đưa ra giải pháp an toàn, thu hẹp doanh số CVDN. Để thu hẹp doanh số cho vay, chi nhánh đã đưa ra các điều kiện vay vốn khó khăn và ngặt nghèo hơn trước, qua đó phân loại được khách hàng, nhằm giảm rủi ro đến mức tối đa, đồng thời có thể tập trung tốt hơn vào chất lượng các khoản cho vay.
Tóm lại trong ba năm gần đây, chi nhánh NHNN&PTNT Hà Thành có mức tăng trưởng không đều về doanh số cho vay nói chung. Doanh số CVDN, thời gian qua đã cho thấy rằng quy mô CVDN của chi nhánh được điều chỉnh và duy trì ở mức hợp lý, phù hợp với các chính sách của chi nhánh, đồng thời góp phần gia tăng thu nhập cho chi nhánh và khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.