Đối với người tiêu dùng khi tham gia vào Thương mại điện tử

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 176 - 181)

1 thông tư hướng dẫn

3.3.4Đối với người tiêu dùng khi tham gia vào Thương mại điện tử

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như vận tải, du lịch, bán lẻ, v.v… đã triển khai phương thức bán hàng trực tuyến. Hoạt động mua bán trực tuyến đã có bước phát triển khá mạnh mẽ tại các thành phố lớn. Việc bán hàng hóa, dịch vụ qua mạng Internet đã được nhiều doanh nghiệp uy tín thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau triển khai và đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp đem lại sự tiện lợi, thoải mái cho người tiêu dùng. Thanh toán trực tuyến cũng từng bước phát triển, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán trên mạng. Để giúp hoạt động mua bán trực tuyến phát triển mạnh hơn nữa, góp phần hình thành môi trường mua sắm hiện đại, người tiêu dùng cần mạnh dạn thực hiện việc mua sắm trên mạng, có thể khởi đầu bằng việc thử nghiệm mua hàng hóa tại một website thương mại điện tử có uy tín. Bên cạnh đó, những cá nhân đã có kinh nghiệm mua sắm trực tuyến cần tích cực tuyên truyền, cổ động, vận động người thân, bạn bè tham gia hình thức mua bán tiện lợi và an toàn này. Ngoài việc tích cực tham gia mua sắm trực tuyến, để hình thành môi trường đảm bảo an toàn, người tiêu dùng cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản đối với việc sử dụng Internet, tránh bị lừa đảo, v.v…Trong giao dịch

mua bán trực tuyến, để tối ưu hóa lợi ích, người tiêu dùng cũng cần thiết tự trang bị những kiến thức cơ bản về các quy định liên quan tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kỹ năng tìm kiếm và so sánh trên mạng, kỹ năng đánh giá website và độ tin cậy của thông tin, v.v…, khuyến nghị chung là chỉ nên mua hàng tại các trang web của các doanh nghiệp có uy tín, thực hiện thanh toán trực tuyến bằng những phương thức có tính năng bảo mật cao, thận trọng khi cung cấp thông tin cá nhân để tránh bị lừa đảo làm mất thông tin.

Thương mại điện tử với những ưu điểm về tốc độ và sự đơn giản đã tạo những điều kiện thuận lợi cho các giao dịch mua bán, trao đổi giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng nhưng đồng thời cũng làm phát sinh những nguy cơ, những tình huống gây hại đến lợi ích của người tiêu dùng. Chính vì lý do đó, luật pháp nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã rất chú trọng đề cập đến vấn đề Bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử. Trong số đó, những quy định và hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế được xem như là những quy định cụ thể, chi tiết và vì người tiêu dùng nhất, quy định rõ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ người tiêu dùng.

Quyền lợi của người tiêu dùng: Người tiêu dùng tham gia vào bất kỳ một giao dịch thương mại điện tử nào cũng phải được hưởng một cơ chế bảo vệ hiệu quả và minh bạch, không kém hiệu quả hơn bất kỳ một cơ chế bảo vệ người tiêu dùng nào trong bất kỳ một hình thức giao dịch thương mại nào khác. Để đạt được điều đó, các cơ quan ban ngành, chính phủ, các doanh nghiệp, người tiêu dùng và các cơ quan liên quan khác cần phối hợp chặt chẽ với nhau, cũng giải quyết và thích ứng với những thay đổi liên quan đến TMĐT. Để tránh những hiểu nhầm liên quan đến hàng hóa hay dịch vụ người tiêu dùng định mua, trước khi kết thúc giao dịch, trường hợp có bất kỳ một tranh chấp nào phát sinh giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, người tiêu dùng phải được hưởng một cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng nhưng không quá tốn kém về mặt chi phí. Người tiêu dùng phải được ưu tiện giảm các gánh nặng về mặt tài chính trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Bảo mật thông tin và dữ liệu liên quan đến người tiêu dùng: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin liên lạc, đặc biệt là Internet bảo mật thông tin và dữ liệu liên quan đến người tiêu dùng càng trở nên đặc biệt quan trọng. Hiện nay việc tiếp cận với các thông tin cá nhân của người tiêu dùng hay bất kỳ một đối tượng nào có sử dụng các dịch trên Internet không phải là khó. Đơn cử một trường hợp rất phổ biến hiện nay đó là việc chúng ta sử dụng dịch vụ email miễn phí của các trang Web. Để có được một hộp thư miễn phí với một acount riêng, mỗi chúng ta phải khai báo một số thông tin liên quan đến bản thân mình. Nếu các nhà quản trị mạng không có trách nhiệm trong việc quản lý các thông tin này thì rất dễ có tình trạng thông tin của chúng ta sẽ được chuyển giao cho một đối tượng khác và sử dụng vào mục đích khác như quảng cáo, điều tra chẳng hạn. Chính vì lý do đó, luật pháp quốc tế đã rất quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin và dữ liệu liên quan đến người tiêu dùng. Rất nhiều các quốc gia, tổ chức quốc tế cũng đưa ra các quy định tương tự về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân nói chung và thông tin người tiêu dùng nói riêng. Mục địch của các tổ chức khi đề cập đến vấn đề này là đều nhằm bảo đảm sự an toàn tối đa cho người tiêu dùng và các thông tin, dữ liệu liên quan đến người tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn cho thương mại điện tử còn chưa cao là do người dân và doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến các quy định liên quan, dẫn đến ý thức kém trong việc chấp hành pháp luật. Thậm chí, Chính phủ và các cơ quan nhà nước vẫn

chưa thực sự đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ công, thực hiện chính phủ điện tử, thực hiện quy chế một cửa và cắt giảm các thủ tục hành chính. Mặc dù, các cơ quan quản lý nhà nước đã triển khai nhiều biện pháp để đưa các văn bản quy phạm pháp luật đến với người dân và doanh nghiệp như tổ chức hội thảo, hội nghị để hướng dẫn trực tiếp, tuyên truyền phổ biến qua các loại hình báo chí nhưng hiệu quả các hoạt động này còn nhiều hạn chế.

Do hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên môi trường điện tử nên việc giám sát việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Nguồn lực giám sát còn hạn chế, tần suất các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thấp, hiệu quả chưa cao, chưa có cơ chế giám sát trực tuyến các hoạt động trên môi trường điện tử. Bên cạnh đó, nhiều quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử còn thấp, chưa đủ mạnh để răn đe, tạo ra sự tuân thủ tốt trong xã hội. Xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử là một trong những mục tiêu ưu tiên của các cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian tới. Việc hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ giúp các chủ thể tham gia tin tưởng đối với việc mua sắm trực tuyến, thanh toán điện tử... góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

Qua nghiên cứu, Luận án đã góp phần giải quyết các vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sau:

Thứ nhất, Luận án đã nêu bật được vai trò và sự cần thiết phải phát triển ngành thương mại điện tử ở Việt Nam và nâng cao tính hiệu lực các công tác quản lý nhà nước đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham gia thương mại điện tử. Luận án đưa ra quan điểm định hướng về phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới, đó là: Phát triển thương mại điện tử nhằm đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham gia là một tất yếu khách quan trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý làm nòng cốt cho các giao dịch thương mại điện tử lành mạnh và đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham gia thương mại điện tử; Cần phải ưu tiên đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử

trong các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có trình độ về công nghệ thông tin, bảo mật để bảo đảm công tác an toàn trong giao dịch thương mại điện tử coi đó là mũi đột phá chiến lược cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015; Tập trung phát triển phần mềm, hệ thống thanh toán, hệ thống bảo mật, hạ tầng công nghệ kỹ thuật phục vụ cho thương mại điện tử. Đẩy mạnh hợp tác về thương mại điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tư cách thành viên của WTO.

Thứ hai, Luận án nghiên cứu những cam kết mà Việt Nam đã ký kết khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế liên quan tới thương mại điện tử và đặc biệt là các khuôn khổ pháp lý đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện tử.

Thứ ba, qua nghiên cứu về thành công và thất bại của một số mô hình quản lý thương mại điện tử của các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là Hàn Quốc, một quốc gia đã rất thành công trong việc phát triển thương mại điện tử, trong quản lý nhà nước và đặc biệt là trong việc xuất khẩu mô hình Chính phủ điện tử, luận án đã phân tích những ưu điểm, những tồn tại từ đó rút ra được những bài học cần thiết cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và các công tác về quản lý nhà nước, về việc xây dựng các chính sách phát triển và quản lý đảm bảo an toàn.

Thứ tư, Luận án đã tổng kết các chính sách được áp dụng để phát triển thương mại điện tử và vấn đề an toàn, an ninh, an toàn thông tin đối với các chủ thể khi tham gia giao dịch thương mại điện tử. Từ đó, đánh giá được thực trạng năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử và hiệu lực trước các vi phạm về an toàn thông tin, an ninh trong thương mại điện tử ở Việt Nam.

Thứ năm, trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, những quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển thương mại điện tử, những dự báo về sự phát triển của ngành thương mại điện tử trong tương lai, Luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2025 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong số các giải pháp được trình bày, giải pháp tập trung phát triển

các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp và hoàn thiện các cơ sở pháp lý được coi như là nóng cốt cho sự phát triển ngành thương mại điện tử. Ngoài ra, luận án còn đưa ra các giải pháp khác như cần thiện các mô hình tổ chức thực thi pháp luật về thương mại điện tử, xây dựng các tiêu chuẩn về thương mại điện tử, hoàn thiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực để đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện tử.

Thứ sáu, để đưa ra các giải pháp mang tính khả thi, luận án cũng đề xuất những khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đối với cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Trong đó, trọng tâm là tập trung phát triển các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử mà Chính phủ gương mẫu đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ công qua mạng, thực hiện chính phủ điện tử và công khai hóa các dự án mua sắm của Chính phủ qua mạng Internet.

Với những đóng góp của mình, luận án hy vọng sẽ đem lại sự hữu ích trong công tác thực thi pháp luật, chấp hành pháp luật để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng nền kinh tế Việt Nam với thế giới./.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 176 - 181)