1 thông tư hướng dẫn
2.3.7 Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử
Luật giao dịch điện tử 2005 và Nghị định về thương mại điện tử năm 2006 đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản về thông điệp dữ liệu nói chung và chứng từ thương mại nói riêng, đặt nền tảng cho việc tiến hành giao dịch thương mại qua phương tiện điện tử. Tiếp theo đó, thông tư hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử (thông tư 29/2008/TT-BCT) ban hành ngày 21/7/2008 đã quy định khá chi tiết về một chu trình giao kết hợp đồng giữa thương nhân và người tiêu dùng thông qua website. Tuy nhiên, khâu thực hiện hợp đồng giữa các bên trong một giao dịch B2C, B2B, C2C tiềm ẩn những khả năng xảy ra tranh chấp mà hệ thống pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể để làm căn cứ giải quyết cho các bên liên quan.
Về mặt nguyên tắc, hệ thống pháp luật về thương mại điện tử chỉ điều chỉnh những khía cạnh liên quan đến hình thức điện tử của giao dịch. Cụ thể hơn, thông tư 29/2008/TT-BCT, tập trung điều chỉnh những vấn đề mang tính đặc thù khi giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, còn việc thực hiện hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chung về hợp đồng (cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật chung về thương mại). Do đó, đa phần các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng diện tử sẽ được giải quyết trong khuôn khổ Luật Dân sự, Luật thương mại, Luật bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản liên quan.Chỉ những tranh chấp liên quản đến những giá trị pháp lý của chứng từ khởi tạo và lưu trữ trong quá trình giao kết cũng như thực hiện hợp đồng mới thuộc phạm vi điều chỉnh của hệ thống luật thương mại điện tử. Và phần lớn những vấn đề này có thể được giai quyết nếu các bên sử dụng chữ ký điện tử khi tiến hành giao dịch. Hiện nay, hai vấn đề mà doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng quan tâm nhất khi tham gia giao dịch thương mại điện tử là: 1) làm thế nào xác minh được danh tính cũng như ràng buộc trách nhiệm của đối tác khi toàn bộ một giao dịch được bắt đầu và tiến hành trên môi trường điện tử. 2) Những chứng
từ trao đổi trong quá trình giao dịch phải đáp ứng điều kiện gì để có đủ giá trị pháp lý làm căn cứ dẫn chiếu và giải quyết khi phát sinh tranh chấp? Với khả năng “xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký “đồng thời” xác định sự toàn vẹn của nội dung thông điệp dữ liệu kể từ khi được ký”, chữ ký số là biện pháp hiệu quả và được pháp luật thừa nhận để giải quyết những vấn đề này. Luật giao dịch điện tử cùng với nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã thiết lập khung pháp lý cơ bản nhất cho việc ứng dụng chữ ký số trong mọi giao dịch hành chính, kinh tế và dân sự. Bên cạnh việc triển khai đồng bộ dịch vụ chứng thực chữ ký số để tạo điều kiện cho quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng điện tử, một thách thức lớn nữa đang đặt ra cho các cơ quan chức năng là vấn đề nâng cao năng lực của hệ thống tư pháp và trọng tài kinh tế. Các cơ quan xét xử đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết tranh chấp, tuy nhiên kiến thức về thương mại điện tử nói chung và năng lực giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng điện tử nói riêng của các cán bộ tòa án, luật sư và trọng tài kinh tế ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế. Đây có thể nói là một trở ngại lớn cho việc đưa các quy định pháp luật về thương mại điện tử vào triển khai trong thực tế. Do đó, nhiệm vụ cấp bách đang đặt ra cho nhóm giải pháp “Tổ chức thực thi pháp luật liên quan tới thương mại điện tử” để thực hiện quyết định 222 của Thủ tướng Chính phủ hiện nay chính là việc nâng cao năng lực cán bộ và xây dựng bộ máy hiệu quả để giải quyết các tranh chấp có khả năng phát sinh, đảm bảo môi trường minh bạch, thông suốt và công bằng cho giao dịch điện tử trong xã hội.