0
Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

Chiến lược, chính sách phát triển thương mại điện tử ở Hàn Quốc 1 Chính sách phát triển và đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 64 -68 )

1.4.1 Chính sách phát triển và đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử.

Ngay từ năm 1999, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng "Đạo luật cơ bản về thương mại điện tử". Chính sách đi kèm với đạo luật này đó là “Chính sách toàn diện cho thương mại điện tử” với mục tiêu chính phủ đóng vai trò tích cực trong toàn cầu hóa của kinh doanh điện tử, thúc đẩy thương mại điện tử như một phương tiện để thực hiện đổi mới cơ cấu của ngành công nghiệp của nó và tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty Hàn Quốc. Như vậy, chiến lược thương mại điện tử của Hàn Quốc được xây dựng trong tầm nhìn rộng lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế. Mặc dù sự phổ biến đầu tiên là hình thức B2C, nhưng chính phủ Hàn Quốc cũng tập trung phát triển hình thức thương mại điện tử B2B. Chiến lược với các mục đích là sự thống trị toàn cầu bằng cách sử dụng thị trường nội địa như một đòn bẩy và mô hình mẫu. Sau chính sách toàn diện cho phát triển thương mại điện tử, một số chính sách quan trọng khác đã được ban hành như: Chuẩn bị khuôn khổ pháp lý, ví dụ như chuẩn bị và sắp xếp hợp lý các khung pháp lý cho thương mại điện tử, tài chính điện tử, công chứng điện tử, bảo vệ người tiêu dùng và giải quyết các tranh chấp quốc tế,v…v. Đồng thời, mở rộng cơ sở hoạt động cho thương mại điện tử, ví dụ như mở rộng tiêu chuẩn của thương mại điện tử, mở rộng cơ sở hạ tầng hậu cần, tăng cường mạng và truy cập, thiết lập một trường đại học cho các doanh nghiệp điện tử và một học viện mạng cho phụ nữ, phát triển công nghệ hỗ trợ cho các doanh nghiệp điện tử,v…v. Thúc đẩy thương mại điện tử trong khu vực

công, ví dụ như xây dựng một hệ thống tích hợp điện tử hoạt động mua sắm chính phủ, liên kết các hệ thống điện tử mua sắm khác nhau, giới thiệu kinh doanh điện tử cho các công ty mất khả năng thanh toán nhận tiền tài trợ công cộng. Xây dựng một mạng kinh doanh điện tử cho tất cả các ngành công nghiệp, hỗ trợ 30.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, kỹ thuật số của khu công nghiệp lớn, hỗ trợ thương mại điện tử cho ngành nông nghiệp, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi, xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành công nghiệp xây dựng. Chính sách toàn cầu hóa của thương mại điện tử, ví dụ như tập trung vào mạng lưới thương mại điện tử quốc tế với Nhật Bản và các nước châu Á khác cũng như Châu Âu. Trong suốt một thập kỷ từ 1995 - 2005, Chính phủ Hàn Quốc cung cấp 1,5 tỷ USD tài trợ trực tiếp cho cơ sở hạ tầng, 1 tỷ USD trong các khoản vay mềm để phát triển khu vực tư nhân, 700 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển. Chính phủ Hàn Quốc đã xác định chiến lược phát triển và mở rộng cơ sở công nghiệp nổi tiếng thế giới, ví dụ như đóng tàu, sản xuất các sản phẩm điện tử và viễn thông với mục đích trở thành trung tâm cho khu vực và các thương nhân điện tử trên thế giới. Để đạt được thông tin đầu tiên thực sự phổ biến của thế giới và xã hội tri thức dựa trên sự phát triển của một cơ sở hạ tầng xã hội hội tụ và tích hợp tiêu chuẩn với thế giới.

1.4.1.1 Chính sách đảm bảo an toàn hạ tầng công nghệ ở Hàn Quốc

Khu vực kinh tế tư nhân năng động là nhân tố chính triển khai các hoạt động thương mại điện tử. Đóng vai trò đầu tàu cho phát triển thương mại điện tử lại chính là Chính Phủ với những cam kết mạnh mẽ và quyết tâm phát triển thương mại điện tử. Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh và ổn định. Chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển thương mại điện tử với nền tảng hạ tầng môi trường công nghệ thông tin ở quốc gia này được đánh giá là đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tỷ lệ người dùng Internet băng thông rộng đứng hàng đầu trong các nước thuộc tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OECD). Các chính sách thương mại điện tử tập trung vào: nâng cao khuôn khổ pháp lý để tiến tới nền kinh tế số, phát triển các yếu tố cơ sở cho thương mại điện tử, phát triển các ngành nghề mới liên quan đến thương mại

điện tử, số hóa các ngành kinh tế, củng cố các dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin và toàn cầu hóa thương mại điện tử. Trong môi trường kinh tế toàn cầu chuyển đổi nhanh, Hàn Quốc định hướng dùng thương mại điện tử và công nghệ thông tin để tăng tính cạnh tranh của các ngành kinh tế trên thị trường thế giới. Chính phủ Hàn Quốc đã thiết kế "Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử" vào năm 2000 và "Sáng kiến thương mại điện tử Hàn Quốc" năm 2001, tạo nền tảng để Chính Phủ triển khai đồng bộ và nhất quán các chính sách và chương trình thúc đẩy thương mại điện tử. Để phát triển thương mại điện tử liên tục, cơ sở hạ tầng phải sẵn sàng với 3 yếu tố cơ bản: công nghệ, nguồn nhân lực và các tiêu chuẩn thương mại điện tử . Chính phủ Hàn Quốc đã thiết kế nhiều chương trình khác nhau để hỗ trợ phát triển các yếu tố này. Đầu tiên phải kể đến chương trình hỗ trợ phát triển công nghệ thương mại điện tử, thông qua đó từ 2001 đến 2005, Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ 112 dự án phát triển công nghệ thương mại điện tử gồm 3 dạng công nghệ: tích hợp, ứng dụng và công nghệ cơ bản. Chính phủ cũng đưa ra "Bản đồ công nghệ thương mại điện tử" phản ánh những xu hướng công nghệ thương mại điện tử trên thế giới và tại Hàn Quốc, từ đó làm định hướng phát triển chung về công nghệ thương mại điện tử cho doanh nghiệp trong nước.

1.4.1.2 Cơ sở hạ tầng pháp lý và thực thi luật pháp ở Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc đã chuẩn bị một loạt các đạo luật thương mại điện tử và liên tục nâng cao khuôn khổ pháp lý thương mại điện tử bằng cách chỉnh sửa luật hiện hành, ban hành luật mới. Các đạo luật chính liên quan đến thương mại điện tử đã được ban hành tại Hàn Quốc:

- Luật khung về thương mại điện tử được ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2002, 2005 đã tạo khung pháp lý trụ cột vững chắc cho các bộ luật khác về thương mại điện tử ở Hàn Quốc. Có thể thấy rằng, ngay từ đầu khi xác định kế hoạch và lộ trình phát triển thương mại điện tử, đứng trên góc độ quản lý nhà nước, Hàn Quốc đã rất coi trọng tới việc xây dựng và hoàn chính hệ thống hạ tầng cơ sở pháp lý làm tiền đề cho tất cả các hoạt động về thương mại điện tử.

- Luật bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử: Ban hành năm 2002 và sửa đổi năm 2005.

- Luật chữ ký điện tử: Ban hành năm 1998, sửa đổi năm 2001, 2005; Luật phát triển ngành đào tạo điện tử: Ban hành năm 2004; Luật phát triển ứng dụng mạng công nghệ thông tin và truyền thông và bảo vệ thông tin: Ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2002, 2004 và 2005; Luật kinh doanh tài chính về tín dụng; Luật khuyến khích ngành nội dung số trực tuyến; Luật sản phẩm trò chơi, sản phẩm hình ảnh và âm thanh; Luật về các nguồn địa chỉ Internet; Luật bản quyền; Luật Chính phủ điện tử; Luật bảo vệ chương trình máy tính; Luật hóa đơn điện tử.

1.4.1.3 Chính sách hỗ trợ phát triển nhân lực thương mại điện tử

Từ năm 2000, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra "Kế hoạch phát triển nhân lực thương mại điện tử" và tiếp đó là một loạt chương trình hỗ trợ chia thành 2 loại: 1. Nâng cao hệ thống và mở rộng cơ sở hạ tầng phát triển nhân lực thương mại điện tử; 2. Hỗ trợ các môn học thương mại điện tử. Các chương trình này có thể kể đến: hỗ trợ đại học xây dựng giáo trình thương mại điện tử, đào tạo nhân lực thương mại điện tử cho địa phương, xây học viện ảo cho phụ nữ tham gia thương mại điện tử, hỗ trợ học thạc sỹ thương mại điện tử. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong ứng dụng thương mại điện tử do thiếu tài chính, nhân sự và chiến lược dài hạn. Vì vậy Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai chương trình thông tin hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ những năm 2001 và chương trình này đã tư vấn và hỗ trợ tin học hóa sản xuất, kinh doanh cho hơn 30.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc còn củng cố các dịch vụ công sử dụng công nghệ thông tin như xây dựng hệ thống G4B - cổng dịch vụ một cửa của Chính phủ dành cho doanh nghiệp, hệ thống giao tiếp G4F - cổng dịch vụ một cửa với người nước ngoài, thành lập hệ thống thương mại phi giấy tờ...

Những kế hoạch của Hàn Quốc được triển khai rất đồng bộ và nhất quán. Bên cạnh đó các chính sách, chương trình hỗ trợ cũng được kịp thời ban hành và thực hiện không chỉ ở các thành phố lớn, mà còn ở rất nhiều địa phương khác. Hàn Quốc đã đặc biệt chú trọng và không ngừng tin học hóa cải cách hành chính nhà

nước. Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ luôn là đầu tầu gương mẫu về ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là trong việc cung cấp các dịch vụ công. Trong lộ trình thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, Hàn Quốc triển khai quyết liệt việc thành lập các cơ quan đặc biệt để quản lý, hỗ trợ các phương thức giao dịch điện tử, hỗ trợ đầy đủ cho các doanh nghiệp với những khả năng sử dụng công nghệ mạng tốc độ cao. Ngoài ra, Chính phủ ban hành các chính sách để hỗ trợ tích cực cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ cơ sở hạ tầng như hệ thống an ninh, ủy thác, dịch vụ hướng dẫn, hệ thống thanh toán trực tuyến và các dịch vụ thương mại điện tử trung gian khác.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 64 -68 )

×