Nguồn nhân lực trong quản lý thương mại điện tử tại các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 96 - 97)

1 thông tư hướng dẫn

2.2.3 Nguồn nhân lực trong quản lý thương mại điện tử tại các doanh nghiệp

Kinh doanh trực tuyến đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp. Trong nhiều năm tiến hành điều tra khảo sát về tình hình triển khai thương mại điện tử, các cơ quan điều tra đều quan tâm tới đội ngũ cán bộ chuyên trách này hay còn gọi là đội ngũ nhân lực phục vụ cho thương mại điện tử. Theo kết quả điều tra khảo sát do Cục Thương mại điện tử - Bộ Công Thương tiến hành thì năm 2011 có 23% trong tổng số các doanh nghiệp tham gia điều tra có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử. Tỷ lệ này tương đương với năm 2010. Nếu so sánh tỷ lệ của năm 2010, 2011 với các năm trước đó, có thể thấy rằng tỷ lệ này có xu hướng giảm. Nguyên nhân có thể do giai đoạn đầu các doanh nghiệp chưa tách biệt cán bộ công nghệ thông tin với cán bộ thương mại điện tử. Mặc dù các phiếu điều tra đã ghi rõ là “doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử không?” nhưng thực tế có những doanh nghiệp chưa phân biệt cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử và cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin. Do đó, tỷ lệ này của giai đoạn trước năm 2010 có thể cao hơn nhiều so với thực tế. Từ năm 2010 các doanh nghiệp đã nhận biết rõ hơn sự khác biệt giữa hai nhóm cán bộ này. Kết quả điều tra về tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử đã phù hợp hơn với thực tế, mặc dù vẫn chưa có sự tách biệt hoàn toàn với cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin. Nhận xét này có thể phù hợp với cuộc điều tra riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với số lượng khá lớn các doanh nghiệp tham gia điều tra, thống kê cho thấy có 9,3% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử.

Phân theo lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và TMĐT có cán bộ chuyên trách về TMĐT chiếm tỷ lệ cao nhất (69%). Kết quả này phù hợp với thực tiễn là các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đặc biệt quan tâm tới

việc sử dụng email và website trong hoạt động kinh doanh. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản cũng có tỷ lệ cán bộ chuyên trách về TMĐT cao (37%). Đáng chú ý là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bất động sản đã coi trọng việc giới thiệu sản phẩm trên website và chăm sóc khách hàng qua email.

Hình 2.5: Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về TMĐT theo các lĩnh vực năm 2011

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011- Bộ Công Thương

Về đào tạo cán bộ trong cả lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử, điều tra cho thấy có xu hướng các doanh nghiệp ngày càng ít quan tâm hơn tới việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Thứ nhất, việc phổ cập tin học cho cán bộ đã được tiến hành khá mạnh mẽ trong thập kỷ trước. Thứ hai, đội ngũ cán bộ trẻ khi được tuyển dụng vào doanh nghiệp càng ngày càng có trình độ công nghệ thông tin cao do đã được đào tạo khá tốt từ cấp học phổ thông cho tới các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Thứ ba, đào tạo cán bộ nói chung ở các doanh nghiệp, bao gồm cả công nghệ thông tin và thương mại điện tử chưa được quan tâm thỏa đáng. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, 51% doanh nghiệp có kinh phí cho công nghệ thông tin trong khi chỉ có 6% doanh nghiệp có kinh phí đào tạo thương mại điện tử. Sự quan tâm và kinh phí cho đào tạo cán bộ về thương mại điện tử chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều không những chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh mà trên cả nước.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w