Dự báo các nhân tố tác động tới sự phát triển thương mại điện tử trong tương lai và các mối đe dọa an toàn thông tin điển hình.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 142 - 147)

1 thông tư hướng dẫn

3.1.3Dự báo các nhân tố tác động tới sự phát triển thương mại điện tử trong tương lai và các mối đe dọa an toàn thông tin điển hình.

tương lai và các mối đe dọa an toàn thông tin điển hình.

3.1.3.1 Tác động của việc ban hành luật pháp

Nhận thức xã hội: Luôn được cộng đồng doanh nghiệp coi là trở ngại hàng đầu cho sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam. Đánh giá này cho thấy doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của nhân tố con người và xã hội khi bắt tay vào triển khai một phương thức kinh doanh mới là thương mại điện tử. Với sự hình thành của cơ sở pháp lý, trong thời gian qua cộng đồng doanh nghiệp cùng các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp đã có nhiều nỗ lực để tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức về thương mại điện tử.

Phương thức kinh doanh: Cùng với sự hình thành và cơ bản hoàn thiện hệ thống pháp lý, thương mại điện tử đã phát triển nhanh chóng trong thời gian qua và tác động mạnh mẽ tới phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là, doanh nghiệp đã triển khai nhiều những ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ: sử dụng thư điện tử, làm website, tham gia sàn giao dịch

thương mại điện tử Bên cạnh đó, đã xuất hiện nhiều những doanh nghiệp chuyển hướng sang kinh doanh bằng phương thức thương mại điện tử chuyên nghiệp.

Tới mô hình quản lý: Luật giao dịch điện tử đặt nền tảng pháp lý đầu tiên cho việc triển khai giao dịch điện tử trong các cơ quan nhà nước, góp phần đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính và tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Tiếp theo Luật giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, nhiều văn bản pháp quy đã được ban hành với những quy định cụ thể hơn, tiêu biểu là đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính và Nghị định 64 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Theo Nghị định 64/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật giao dịch điện tử và Luật công nghệ thông tin là một bước tiến lớn trong việc pháp chế hóa mô hình hoạt động mới cho các cơ quan nhà nước theo hướng dịch vụ công điện tử. Theo quy định tại nghị định này, người đứng đầu cơ quan nhà nước ở các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc, tăng cường sử dụng văn bản điện tử, từng bước thay thế văn bản giấy trong quản lý, điều hành và trao đổi thông tin. Nghị định cũng nêu rõ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm công bố danh mục, lộ trình cung cấp các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng, hướng dẫn tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với các cơ quan nhà nước khi thực hiện các dịch vụ hành chính công, tuyên truyền quảng bá để thu hút người dân tham gia giao dịch với các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Tới hệ thống luật và chính sách: Luật giao dịch điện tử đã đặt nền tảng đầu tiên cho việc thiết lập một hệ thống văn bản pháp quy toàn diện về giao dịch điện tử tại Việt Nam. Sau khi luật ban hành hàng loạt các văn bản dưới luật ra đời nhằm điều chỉnh chi tiết việc triển khai giao dịch điện tử trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài tác động trực tiếp đưa đến sự ra đời các văn bản hướng dẫn cho những vấn đề cụ thể trong triển khai ứng dụng giao dịch điện tử, tác động sâu xa hơn của Luật giao dịch điện tử là đã đưa khái niệm “thông điệp dữ liệu” và “chứng từ điện tử” vào những bộ luật cơ bản của hệ thống pháp luật hiện hành. Bộ luật dân sự sửa đổi và Luật thương mại sửa đổi, được biên soạn song song với Luật giao

dịch điện tử, đều bổ sung quy định thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các giao dịch dân sự và thương mại.

3.1.3.2 Tác động trong việc thực thi luật pháp

Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại: Một chi trình thương mại hoàn chỉnh luôn gắn liền với rất nhiều loại chứng từ, bao gồm những chứng từ liên quan tới việc giao kết hợp đồng như chào hàng, chấp nhận chào hàng, phụ lục hợp đồng, cho đến chứng từ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng như chứng từ vận tải, chứng từ thanh toán,v.v… Việc triển khai thương mại điện tử theo một chu trình chọn vẹn dẫn đến những yêu cầu mới về hình thức cũng như thay đổi lớn trong cách thức quản lý đối với hệ thống chứng từ thương mại này. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, chứng từ điện tử đang trở nên khá phổ biến trong giao dịch giữa các đối tác kinh doanh, đặc biệt ở những bước tiến tới việc giao kết hợp đồng. Về mặt pháp lý, Luật giao dịch điện tử, Luật công nghệ thông tin, nghị định thương mại điện tử, nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính đã cung cấp đủ cơ sở để doanh nghiệp có thể sử dụng chứng từ điện tử trong các giao dịch thương mại nói chung. Luật cũng quy định rõ với những tình huống đòi hỏi sự xác thực cao của thông tin chứa trong chứng từ điện tử, các bên cần lưu ý đến những biện pháp kỹ thuật để đảm bảo giá trị pháp lý của chứng từ trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Quy định về kế toán, thuế với việc triển khai Luật giao dịch điện tử: Khác với những chứng từ thương mại liên quan đến quá trình giao kết hợp đồng, chứng từ và hóa đơn tài chính không chỉ là căn cứ phân định trách nhiệm giữa các bên tham gia hợp đồng, mà còn được sử dụng để xác định nghĩa vụ tài chính, thuế giữa các bên với cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, để có thể tiến hành một chu trình thương mại điện tử trọn vẹn đến khâu thanh toán, ngoài sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia giao dịch, còn cần những quy định cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về việc tiếp nhận và xử lý các hóa đơn, chứng từ điện tử phát sinh từ giao dịch này. Thay vì các mẫu hóa đơn in sẵn sẽ là hóa đơn tự in từ hệ thống quản lý của doanh nghiệp, hoặc các chứng từ được gửi, nhận và lưu trữ trong hệ thống thông tin

của từng bên tham gia giao dịch. Để những chứng từ này có giá trị sử dụng thực tế đối với nghiệp vụ tài chính doanh nghiệp, thì ngoài sự thừa nhận chính thức của nhà nước về giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, còn cần sự thay đổi tương ứng trong các quy định về hóa đơn chứng từ của hệ thống pháp luật tài chính.

Xác thực thông tin trong chứng từ điện tử: Chữ ký điện tử, hay vấn đề bảo đảm giá trị pháp lý của chứng từ điện tử là khúc mắc lớn trong quá trình triển khai các giao dịch có giá trị cao hoặc giao dịch hành chính đòi hỏi con dấu và chữ ký. Về mặt pháp lý, Nghị định chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã đặt nền tảng cho việc ứng dụng loại chữ ký điện tử phổ biến nhất hiện nay- chữ ký số. Tuy chưa được triển khai rộng rãi tại Việt Nam do còn thiếu những công nghệ và cơ chế quản lý để hiện thực hóa Nghị định này nhưng Nghị định đã giải quyết được một số vấn đề có tính then chốt trong việc cung cấp, sử dụng dịch vụ chữ ký số như: hình thức quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, thành lập Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia, giá trị pháp lý của chữ ký số trong mối tương quan với chữ ký và con dấu truyền thống của các cơ quan, tổ chức.

Bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng: Trong bối cảnh ứng dụng thương mại điện tử ngày càng phát triển, việc thu thập thông tin khách hàng trên môi trường mạng đang trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cá nhân, các hoạt động thu thập và xử lý dữ liệu, tiếp thị, quản trị quan hệ khách hàng (CRM),v,v… diễn ra ngày càng phổ biến. Những hoạt động này đặt ra vấn đề nhu cầu lớn về sử dụng thông tin cá nhân bao gồm cả những thông tin riêng tư nhất. Nhiều công nghệ tiên tiến như cookies, rệp web, định vị toàn cầu và các cơ sở dữ liệu số hóa cho phép các công ty chuyên hoạt động kinh doanh trên Internet có thể tự động thu thập và xử lý thông tin một cách dễ dàng. Các nhà quảng cáo trực tuyến cũng luôn hướng tới mục tiêu thu thập, thiết lập, thậm chí kinh doanh các hồ sơ thông tin về người tiêu dùng. Thông tin cá nhân đang trở thành thứ hàng hóa có giá trị cao đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng khó có thể hình dung hết những nguy cơ thông tin cá nhân của mình bị khai thác bất hợp pháp khi tham gia

mua bán trên môi trường mạng. Trong khi các nước phát triển và nhiều các tổ chức quốc tế đưa vấn đề thông tin cá nhân lên vị trí ưu tiên trong chương trình nghị sự thì khái niệm bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư thông tin vẫn còn là một chủ đề khá mới mẻ tại Việt Nam. Một mặt, hệ thống pháp luật thiếu những quy định về bảo vệ thông tin cá nhân, mặt khác bản thân người dân và doanh nghiệp vẫn còn tương đối bỡ ngỡ với khái niệm này. Cùng với các bước tiến của công nghệ thông tin và sự xâm nhập sâu rộng của Internet vào mọi mặt của đời sống xã hội, những tác động từ việc rò rỉ thông tin cá nhân dần trở nên rõ nét và vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân đang nổi lên thu hút sự chú ý rộng rãi của công luận. Thực tế, hiện nay vấn đề an ninh an toàn thông tin trong các giao dịch ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm khi tình trạng ăn cắp dữ liệu cá nhân như thông tin tài khoản, phát tán hình ảnh đời tư, gửi thư rác,v.v…đang diễn ra ngày càng phổ biến.

Tác động của việc gia nhập WTO: Ngay từ khi thành lập WTO đã quan tâm tới hình thái thương mại điện tử với việc thông qua quyết định của các Bộ trưởng WTO về thương mại điện tử toàn cầu. Việt Nam hội nhập khá nhanh vào nền kinh tế thế giới trong những năm qua có tác động rất lớn tới sự phát triển mạnh của thương mại điện tử. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới là điểm mốc quan trọng trong tiến trình tự do hóa thương mại. Với tư cách là thành viên chính thức của WTO, một mặt Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền lợi như các thành viên khác. Mặt khác, Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ quy định trong hệ thống pháp luật của WTO cũng như các cam kết của mình trong Nghị định thư gia nhập tổ chức thương mại toàn cầu này. Tuyên bố hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ hai về thương mại điện tử toàn cầu tổ chức tại Geneva- Thụy Sỹ, lần đầu tiên WTO đã đánh giá sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và những cơ hội mới mà thương mại điện tử tạo ra. Đồng thời các thành viên WTO thông qua một nghị quyết đó là không thành viên nào được áp đặt thuế nhập khẩu đối với việc truyền dữ liệu điện tử. Đây là quyết định nền tảng để tránh tạo ra những rào cản đối với thương mại điện tử giữa các thành viên.Tuyên bố hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ tư tại Doha (Quatar- 2001), thứ sáu tại Hồng

Kông (2005) đã khẳng định lại cam kết không áp đặt thuế nhập khẩu đối với việc truyền dữ liệu điện tử.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 142 - 147)