0
Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong TMĐT

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 68 -70 )

Tại Hàn Quốc, để phát triển thương mại điện tử và thực hiện tốt quản lý nhà nước đảm bảo an toàn cho lĩnh vực này, Chính Phủ Hàn Quốc đặc biệt quan tâm với việc phát triển Chính phủ điện tử, coi việc cung cấp các dịch vụ công của Chính Phủ như một hoạt động thương mại điện tử. Hệ thống này có những điểm khác biệt và được đánh giá rất cao chính là chính sách quan tâm tới sự phát triển hạ tầng công nghệ, hạ tầng pháp lý đảm bảo an toàn cho thương mại điện tử ở Hàn Quốc.

Chính phủ điện tử được định nghĩa là một hình thức sử dụng hệ thống mạng để xử lý tất cả các công việc thường ngày của chính phủ và các cơ quan nhà nước. Nó ra đời đã giúp đơn giản hóa nhiều hoạt động của các cơ quan nhà nước, giúp người dân tiếp cận với chính quyền một cách tiện lợi mà không hề có giới hạn về thời gian và không gian. Ví dụ như hệ thống hành chính dân sự điện tử của Bộ Hành chính và an ninh, hệ thống tổng hợp điện tử của Tổng cục thuế, hệ thống đăng ký và cấp bằng sáng chế điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ, và hệ thống tìm việc điện tử của Bộ Lao động. Như vậy, chính phủ điện tử là một hệ thống giúp giải quyết các công việc hành chính nhanh hơn, chính xác hơn qua internet. Việc xử lý qua internet như thế còn đảm bảo sự công bằng, nâng cao tính minh bạch trong bộ máy công quyền là cơ sở gắn kết hoạt động của các cơ quan, ban ngành liên quan.

Còn được gọi là “Chợ quốc gia”, cổng thương mại điện tử thuộc Tổng cục mua sắm công, là hệ thống mua sắm điện tử của Hàn Quốc. Trước đây, các doanh

nghiệp thường mất nhiều thời gian đến từng cơ quan nhà nước để tìm hiểu thông tin về quy trình thủ tục dự thầu hoặc tiến hành dự án nào đó. Nhưng giờ đây, tất cả các bước này đã được “điện tử hóa” với cổng thương mại điện tử cấp Chính Phủ. Ví dụ, khi 1 doanh nghiệp đã đăng kí ở đây rồi thì doanh nghiệp đó có thể tham gia vào tất cả các dự án đấu thầu mua sắm công của chính phủ cũng như thanh toán trực tuyến các khoản phí cần thiết. Đây chính là ưu điểm khác biệt của Hàn Quốc so với các quốc gia khác. Chính phủ điện tử của Hàn Quốc đã phát triển đến mức có thể thực hiện qui trình phức tạp này một cách chính xác, đơn giản, trong khi nhiều nước khác mới chỉ dừng ở mức nộp các hồ sơ dự thầu trên chính phủ điện tử mà thôi.

Các hệ thống của chính phủ điện tử như hệ thống “Chợ quốc gia” nói trên đã giúp đơn giản hóa quy trình giải quyết các thủ tục, nhờ đó, hiện nay chỉ với 1 tờ đơn đăng kí, ta có thể giải quyết khoảng 42 loại công việc hành chính khác nhau. Các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa trước kia bị chi phối bởi các cơ quan ban ngành khác nhau thì nay cũng được giải quyết nhất quán qua hệ thống dịch vụ một cửa từ năm 2002. Thời gian làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu đã được rút ngắn từ trung bình 9,6 ngày xuống còn 3,6 ngày. Hải quan điện tử của Hàn Quốc cũng được đánh giá đạt tiêu chuẩn ISO 20000, một chứng nhận quốc tế duy nhất cho lĩnh vực quản lý dịch vụ công nghệ thông tin. Đó chính là những yếu tố đem lại sự thành công về mặt thúc đẩy các ứng dụng của thương mại điện tử trong việc quản lý nhà nước của Hàn Quốc đồng thời đảm bảo an toàn cho các hoạt động này phát triển. Sự phát triển của thương mại điện tử với điển hình là Chính phủ điện tử, Hàn Quốc đang được biết đến là nơi mà các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh, gọn, không cần giấy tờ và đảm bảo an toàn trong các giao dịch của các chủ thể tham gia.

Điểm mạnh của Hàn Quốc đó là lập kế hoạch và chiến lược phát triển toàn diện và xây dựng mục tiêu trên quy mô toàn cầu. Chiến lược thương mại điện tử của Hàn Quốc thành công phụ thuộc vào khả năng tạo ra những chu kỳ trong một "đại dương xanh". Để làm điều này hiệu quả sẽ đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ khu vực công tư nhân. Điểm yếu của Hàn Quốc là khả năng hạn chế tiếp thị, quản lý thương hiệu hạn chế, đặc biệt là ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Hạn chế khả năng liên minh

xây dựng, vấn đề ngôn ngữ và khác biệt văn hóa. Ngoài ra, Hàn Quốc không có khả năng cung cấp hỗ trợ đầy đủ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để cho phép họ thành công tham gia vào thị trường trong nước phát triển. Sự tăng trưởng trong thương mại điện tử và kinh doanh công nghệ cao của Hàn Quốc là một minh chứng về tính hiệu hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước. Bài học về sự thành công từ mô hình tạo ra các chính sách để thúc đẩy chính phủ điện tử, thương mại điện tử là cơ sở để Hàn Quốc tạo ra sự đột phá lớn trong việc phát triển tài nguyên nhân lực cho Đất nước, phát triển hình thức kinh doanh công nghệ cao mà vẫn đảm bảo các yêu cầu về an toàn trong thương mại điện tử cho các chủ thể tham gia.

Chương 2

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 68 -70 )

×