Một số giải pháp, khuyến nghị về Chính sách quản lý TMĐT

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 159 - 162)

1 thông tư hướng dẫn

3.3Một số giải pháp, khuyến nghị về Chính sách quản lý TMĐT

Trong thời gian qua, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách kịp thời nhằm tạo điều kiện khuyến khích việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong cộng đồng doanh nghiệp và phát triển thương mại điện tử. Có thể kể đến năm 2006 ban hành Luật Giao dịch điện tử và kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử năm 2005-2010, Luật CNTT và Nghị định số 57/2006/NĐ- CP về Thương mại điện tử (năm 2006). Năm 2007, Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sau: QĐ số 018/2007/QĐ-BTM- Ban hành quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, Nghị định số 71/2007/NĐ-CP- Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực CNTT, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP- Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP-

Quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2008/NĐ-CP- Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, Nghị định số 90/ 2008/NĐ-CP- Chống thư rác, Thông tư số 78/2008/TT-BTC – Hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Thông tư số 09/2008/TT-BCT- Hướng dẫn Nghị định TMĐT về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên Website TMĐT, Quyết định số 343/2008/QĐ-TTg- Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đưa ra những chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm khuyến khích và hỗ trợ việc ứng dụng như Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 - 2010” được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số191/2005/QĐ-TTg ngày 29/7/2005...Với Luật Công nghệ thông tin được Quốc hội ban hành năm 2006 chính là Luật đầu tiên của Việt Nam về lĩnh vực Công nghệ thông tin, tạo hành lang pháp lý cho tất cả các hoạt động ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin. Tuy đây không phải là một chính sách riêng cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong cộng đồng doanh nghiệp, nhưng đã tạo ra cơ sở pháp lý và gián tiếp tạo động lực cho việc thúc đẩy phát triển ứng dụng. Đáng chú ý, trước khi Luật Công nghệ thông tin ra đời một năm thì Luật Giao dịch Điện tử đã được ban hành. Thực tế đó cho thấy sự quan tâm và ưu tiên của Nhà nước đối với hoạt động giao dịch điện tử, đặc biệt, điểm nổi bật là tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện giao dịch điện tử bao gồm chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử, bảo mật, giao kết, thực hiện hợp đồng điện tử…

Tuy nhiên, đặt trong thực tế thì dù các Luật nêu trên đã được ban hành thế nhưng việc thực hiện giao dịch trên mạng vẫn còn rất hạn chế. “Mổ xẻ” nguyên nhân, có thể nhận thấy còn vướng ở nhiều lý do như còn thiếu những quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số, chứng thực số, thiếu những quy định về điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số, khiến cho các doanh nghiệp trong nước còn e ngại trong việc quyết định sử dụng hay không. Một vấn đề cũng rất quan trọng nữa chính là chúng ta còn thiếu quy định về việc cấp phép cho các tổ chức cung cấp dịch vụ

chứng thực chữ ký số nên các doanh nghiệp không thể ứng dụng giao dịch trên mạng một cách đảm bảo. Chính vì vậy, có thể nói khi Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ ra đời quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số thì đây chính là cơ sở pháp lý cho việc cấp phép đối với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số, chứng thực chữ ký số và những quy định có liên quan khác nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật.

Năm 2007, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính được xây dựng dựa trên căn cứ vào Luật Giao dịch Điện tử (năm 2005). Có thể thấy, các nội dung của Nghị định đã tập trung vào việc quy định thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ bao gồm ngân sách Nhà nước, thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán, kế toán, kiểm toán và giao dịch điện tử trong các hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính. Nghị định này tuy không có nội dung nào nói về việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin, xong nó có tác động khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính với các cơ quan Nhà nước. Thực tế vài năm gần đây cho thấy ngành Tài chính đã có nhiều bước đi phù hợp để hiện đại hóa việc quản lý cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan đến lĩnh vực tài chính, mà điển hình là việc cho phép doanh nghiệp thực hiện khai hải quan qua mạng, nộp hồ sơ khai thuế qua mạng…

Với Quyết định số 191/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005-2010” ngày 29/7/2005, thì đây là chính sách cụ thể và trực tiếp nhất từ trước tới nay của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong việc hỗ trợ ứng dụng Công nghệ thông tin. Đề án được phê duyệt cho thấy sự ưu tiên của Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện tầm nhìn của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên con đường hội nhập nền kinh tế quốc tế. Như vậy, có thể nhận thấy các chính sách về ứng dụng và phát triển

Công nghệ thông tin kể từ khi được ban hành ngày càng khẳng định những tác động tích cực đối với việc thúc đẩy ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin

trong cộng đồng doanh nghiệp. Các văn bản Luật được Quốc hội thông qua, Nghị định của Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc ứng dụng, phát triển Công nghệ thông tin của khối doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân. Đồng thời, điều đó khẳng định sự bình đẳng của Nhà nước trong việc khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào thế giới số để nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh, cũng như năng lực cạnh tranh.

Đến hết năm 2010, Sau 5 năm triển khai thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010, thương mại điện tử Việt Nam đã khẳng định vị trí và vai trò không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Để thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, phát huy những thành quả của kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010, ngày 12/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1073/ QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011- 2015. Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử 5 năm lần thứ hai tập trung vào việc triển khai một số nhóm giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu tổng quát: “Đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến và đạt mức tiên tiến trong khu vực ASEAN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Để đạt được mục tiêu nói trên, các cơ quan quản lý nhà nước cần triển khai thực hiện tốt những giải pháp đề ra tại kế hoạch tổng thể.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 159 - 162)