Đầu tư cho CNTT và TMĐT của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 97 - 99)

1 thông tư hướng dẫn

2.2.4Đầu tư cho CNTT và TMĐT của doanh nghiệp

Việc khảo sát và phân tích tình hình đầu tư cho công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại doanh nghiệp qua các năm góp phần vẽ nên bức tranh toàn cảnh về tình hình triển khai thương mại điện tử. Nhìn chung, cơ cấu đầu tư cho công nghệ thông tin năm 2011 không có sự khác biệt nhiều với các năm 2009 và 2010. Tỷ lệ chi phí cho phần cứng là 55%, tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tỷ lệ này tăng lên nhiều so với năm 2009 và 2010. Đây là xu hướng chung của của tình hình ứng dụng và triển khai công nghệ thông tin trong nhiều năm qua và chưa có dấu hiệu thay đổi mang tính bước ngoặt. Tỷ lệ chi phí dành cho phần mềm là 29%, tương đương với tỷ lệ tương ứng của năm 2010. Tỷ lệ chi phí cho đào tạo và chi khác là 8% và 9%, thấp hơn các tỷ lệ tương ứng của năm 2010.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo điều tra khảo sát của Cục Thống kê, năm 2011, doanh nghiệp có chi phí cho công nghệ thông tin chiếm tỷ lệ 51%. Tỷ lệ này không bao gồm các doanh nghiệp chỉ duy trì phí công nghệ thông tin tối thiểu như bảo dưỡng thiết bị, mua mực in,v.v… Tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng phần mềm trong hoạt động là 80%. Tỷ lệ doanh ngiệp có đào tạo công nghệ thông tin cho nhân viên là 6%, trong đó tỷ lệ các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước là 12%, kinh tế tập thể là 12%, kinh tế tư nhân là 5% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 8%. Nếu xét theo quy mô doanh nghiệp, có tới 11% doanh nghiệp lớn tiến hành đào tạo công nghệ thông tin cho nhân viên trong khi chỉ có 5% doanh nghiệp vừa và nhỏ có chi phí cho hoạt động này.

Theo kết quả điều tra của Cục Thương mại điện tử- Bộ Công Thương vào năm 2011, có 58% doanh nghiệp cho biết doanh thu qua kênh thương mại điện tử tăng lên, 5% là giảm và 36% là không thay đổi. Như vậy có thể thấy rằng, thương mại điện tử tiếp tục mang lại hiệu quả tốt cho phần lớn các doanh nghiệp. Đáng chú ý là xu hướng đánh giá cao hiệu quả của thương mại điện tử khá ổn định trong nhiều năm qua. Điều này cũng cho thấy việc ứng dụng thương mại điện tử có hiệu quả là nhờ một phần rất quan trọng từ tính hiệu lực của các công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử, đặc biệt là vấn đề cơ sở hạ tầng pháp lý và các chính sách phát triển thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 97 - 99)