Trở ngại của doanh nghiệp trong việc ứng dụng TMĐT

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 99 - 100)

1 thông tư hướng dẫn

2.2.5Trở ngại của doanh nghiệp trong việc ứng dụng TMĐT

Nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp cũng như cơ quan, tổ chức thông tin về đánh giá của các doanh nghiệp đối với các trở ngại trong việc ứng dụng, triển khai thương mại điện tử, cuộc điều tra đã yêu cầu các doanh nghiệp cho điểm về các trở ngại sau: 1) Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; 2) Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện; 3) Hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển; 4) Dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn yếu; 5) An ninh mạng chưa đảm bảo; 6) Nhận thức xã hội và môi trường kinh doanh chưa thuận lợi. Thang điểm cho mỗi trở ngại là từ 0 cho tới 4, trong đó điểm 0 tương ứng với mức không gây trở ngại nào, điểm 4 là gây trở ngại rất lớn.

So sánh một cách tương đối giữa các trở ngại, dịch vụ vận chuyển và giao nhận yếu được coi là gây ra cản trở ít nhất với điểm trung bình là 2,11. Trong khi đó, các doanh nghiệp đã coi an toàn thông tin là trở ngại lớn nhất đối với hoạt động ứng dụng thương mại điện tử với điểm trung bình là 2,38. Trở ngại về môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu có số điểm xấp xỉ nhau là 2,25 và 2,26. Trở ngại gây ra do hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển có điểm trung bình là 2,30 và trở ngại nằm trung gian trong số các trở ngại được khảo sát. Nếu xét trên bối cảnh tỷ lệ các giao dịch bằng tiền mặt vẫn chiếm ưu thế lớn trong các giao dịch thương mại và tỷ lệ các website cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử còn thấp có thể thấy thương mại điện tử ở Việt Nam mới tiến từ giai đoạn chào hàng sang giai đoạn giao kết hợp đồng. chưa thực sự bước vào giai đoạn thanh toán trực tuyến.

Tổng hợp kết quả điều tra các trở ngại khi ứng dụng, triển khai thương mại điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2011 cho thấy môi trường tổng thể cho sự phát triển thương mại điện tử đã thay đổi theo hướng thuận lợi rõ rệt. Tuy nhiên, môi trường xã hội, tập quán kinh doanh thương mại và nhận thức của người dân chưa cao đã và vẫn tiếp tục có xu hướng là trở ngại hàng đầu đối với việc triển khai thương mại điện tử. Bên cạnh đó, lo ngại về an toàn thông tin số có thể thuộc nhóm các trở ngại lớn nhất trong những năm tới.

Một trong các mục tiêu của những cuộc điều tra khảo sát hàng năm về tình hình triển khai thương mại điện tử tại các doanh nghiệp là thu thập các ý kiến đề xuất của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước. Có sự tương quan cao giữa việc đánh giá các trở ngại khi triển khai thương mại điện tử với các đề xuất của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy rằng, tỷ lệ đề xuất cao nhất liên quan tới tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử tới đông đảo các đối tượng liên quan. Tiếp đó là các đề xuất về hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, triển khai thương mại điện tử bao gồm hỗ trợ xây dựng website. Cũng có những kiến nghị từ phía các doanh nghiệp đề nghị nhà nước tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo thông tin trên các website thương mại điện tử có độ tin cậy cao, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đáng chú ý là đã xuất hiện một số yêu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp trong các giao dịch thương mại trực tuyến. Rõ ràng, vấn đề giải quyết tranh chấp sẽ trở thành yếu tố nổi bật trong những năm tới khi các giao dịch thương mại trực tuyến tăng nhanh cả về số lượng lẫn quy mô.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 99 - 100)