Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 135 - 138)

1 thông tư hướng dẫn

2.4.2Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân

Trong quá trình phát triển, quan hệ tác nhân thương mại điện tử thể hiện sự tương tác của doanh nghiệp với doanh nghiệp; doanh nghiệp với người tiêu dùng; doanh nghiệp với Nhà nước và người tiêu dùng với người tiêu dùng đã được ghi nhận. Qua đó, doanh nghiệp nổi bật lên với vai trò là chủ thể trong mọi mô hình phát triển. Quá trình hình thành và phát triển thương mại điện tử gắn bó chặt chẽ

với việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động công nghiệp, thương mại và không thể tách rời hiện đại hoá lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Trao đổi dữ liệu tài chính là phương thức thanh toán hiệu quả giữa các doanh nghiệp có quan hệ đối tác thường xuyên, cho phép cả 2 bên đều theo dõi được giá trị giao dịch thực hiện và tiến hành thanh toán bù trừ tài khoản đối ứng. Về mặt này, nước ta vẫn chưa hội tụ đủ điều kiện phát triển do mạng lưới còn phân tán, trang bị và phương tiện kỹ thuật ở trình độ thấp. Trong thanh toán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, chúng ta mới sử dụng được chức năng eBanking trên Website ngân hàng trong cùng hệ thống với phạm vi hạn chế. Phương thức sử dụng phổ biến nhất là thanh toán trực tuyến tại Website bán hàng bằng thẻ thanh toán. Tuy nhiên, việc sử dụng vào thanh toán mua hàng trực tuyến vẫn đang còn hạn chế.

Thanh toán qua dịch vụ trung gian là hình thức tạo thuận lợi trong giao dịch thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với nhau. Nhà cung cấp dịch vụ là người phát triển giải pháp thanh toán an toàn, đồng thời đảm bảo vận hành để thanh toán thông suốt. Điều kiện cốt lõi để phát triển dịch vụ này là khả năng kết nối đồng bộ ngân hàng với cổng thanh toán. Do hạ tầng kỹ thuật còn yếu, nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai nên dịch vụ này còn chưa được phổ biến. Cùng với trào lưu mới của thương mại điện tử, thanh toán qua thiết bị đi động ngày càng phổ biến. Do tính phức tạp cả về kỹ thuật lẫn quản lý của việc kết nối, phương thức này chủ yếu mới thực hiện trong một số dịch vụ trên nền điện thoại di động. Mặc dù đã có nhiều chuyển biến trong việc hiện đại hoá, song hệ thống tài chính, ngân hàng nước ta vẫn chưa đủ mạnh và chưa thực sự an toàn để đảm bảo yêu cầu thanh toán thương mại điện tử. Cùng với hạn chế về hạ tầng kỹ thuật kết nối mạng, việc tồn tại những hạn chế trong thanh toán điện tử đang là những trở ngại trong việc phát triển thương mại điện tử và công tác quản lý nhà nước đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham gia ở nước ta. Để phát triển thương mại điện tử và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử thì những tồn tại về hạ tầng kỹ thuật và khả năng thanh toán điện tử là những nội dung cần sớm khắc phục. Muốn làm được việc này thì 4 yếu tố cấu thành trong hệ thống thương mại điện tử bao gồm doanh

nghiệp; hệ thống tài chính - ngân hàng; hạ tầng kỹ thuật viễn thông; tổ chức quản lý và cơ sở pháp lý cần phải được xây dựng và khai thác đồng bộ.

Để đưa thương mại điện tử bước sang giai đoạn mới, phát triển về chất, mở rộng ứng dụng trong thực tiễn xã hội thì còn nhiều việc phải làm để tạo được những tiền đề phát triển bền vững. Trong đó, trở ngại lớn là nhận thức của người dân và doanh nghiệp còn thấp; hệ thống thanh toán điện tử còn nhiều bất cập; tập quán kinh doanh chưa tương thích; nhân lực thiếu và yếu về kỹ năng cùng với hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng. Khắc phục được những bất cập này, chúng ta cần phải có nhiều thời gian, bỏ ra nhiều công sức, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nâng cao nhận thức và kỹ năng thương mại điện tử cho người dân, cho doanh nghiệp và toàn xã hội. Theo nghiên cứu về mức trở ngại với ứng dụng thương mại điện tử năm 2010 của Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2010 thì môi trường xã hội và tập quán kinh doanh là trở ngại lớn nhất lớn hơn nhiều so với trở ngại môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Điều đó chứng tỏ rằng, trở ngại đối với thương mại điện tử không hẳn là môi trường pháp lý hoàn thiện mà lại chính là môi trường xã hội và tập quán kinh doanh và vấn đề an ninh mạng chưa được đảm bảo cho các chủ thể tham gia thương mại điện tử.

Nguồn:Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2010- Bộ Công Thương

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 135 - 138)