Thực trạng chính sách quản lý đảm bảo an toàn trong TMĐT 1 Thực trạng chính sách phát triển hạ tầng CNTT và Internet

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 92 - 94)

1 thông tư hướng dẫn

2.2 Thực trạng chính sách quản lý đảm bảo an toàn trong TMĐT 1 Thực trạng chính sách phát triển hạ tầng CNTT và Internet

2.2.1 Thực trạng chính sách phát triển hạ tầng CNTT và Internet

Kết quả điều tra do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin- Bộ Công Thương khảo sát năm 2011 cho thấy 100% doanh nghiệp đều trang bị máy tính. Kết quả này phù hợp với thực tế là các doanh nghiệp đều quan tâm tới việc nâng cấp, mua mới máy tính đồng thời các doanh nghiệp mới thành lập hầu như đều trang bị ít nhất một máy tính ngay từ khi mới bắt đầu hoạt động. Tỷ lệ các doanh nghiệp có từ 1-10 máy tính theo khảo sát là 72%, tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ 89% các doanh nghiệp tham gia điều tra là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp có trên 50 máy tính là 3%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 11% các doanh nghiệp là doanh nghiệp lớn có trên 300 lao động. Tỷ lệ các doanh nghiệp có từ 11-50 máy tính là 16% và từ 21-50 máy tính là 9%. Tại Hà Nội tỷ lệ 23% các doanh nghiệp trên địa bàn có từ 11-20 máy tính cao gấp đôi so với tỷ lệ tương ứng của các địa phương khác. Theo kết quả điều tra riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh do Cục Thống kê tiến hành điều tra thì có tới 12.841 doanh nghiệp có máy tính, chiếm tỷ lệ 99,9%. Trong đó, tỷ lệ các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tập thể có máy tính là 99,0%, thành phần kinh tế tư nhân là 99,9%, còn các thành phần

kinh tế khác tỷ lệ này đều là 100%. Nếu phân theo quy mô doanh nghiệp, 100% doanh nghiệp lớn và 99, 9% doanh nghiệp nhỏ có máy tính.

Hầu hết các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều đã kết nối Internet, tỷ lệ các doanh nghiệp chưa kết nối Internet chỉ còn 2%. Hình thức kết nối Internet phổ biến nhất là ADSL với tỷ lệ 78%, tỷ lệ này có xu hướng giảm đi khi nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hình thức kết nối Internet qua đường truyền riêng với tỷ lệ là 19%. Hình thức kết nối Internet qua quay số chiếm 1%. Tính đến 31/12/2010, có tới 97,3% doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra về CNTT và TMĐT đã truy cập Internet. Tỷ lệ này tăng đáng kể so với năm 2008 (91, 6%). Về hình thức kết nối Internet, 19% truy cập qua modem, 77% sử dụng xDSL và 4% sử dụng kết nối bằng đường truyền riêng. Email là một phương tiện phổ biến, đơn giản và hiệu quả để tiến hành kinh doanh. Nếu phân theo quy mô doanh nghiệp, 93% doanh nghiệp lớn và 73% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng email trong kinh doanh. Rõ ràng là còn một tỷ lệ không nhỏ các doanh nghiệp chưa khai thác lợi ích to lớn của email trong hoạt động kinh doanh, từ trao đổi thông tin tới quảng cáo sản phẩm, giao kết hợp đồng, v.v…

Từ năm 2009 đến nay, mua bán hàng hóa qua mạng đã trở thành hình thức được người tiêu dùng trẻ ưa chuộng, đặc biệt là các đối tượng làm việc ở trong các văn phòng, cơ quan, doanh nghiệp tại các khu đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Việc bán hàng trực tuyến được rất nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện, đi đầu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không, du lịch, phân phối bán lẻ hàng tiêu dùng, v.v… Các giao dịch chủ yếu được thực hiện thông qua website của doanh nghiệp, sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội trực tuyến. Theo khảo sát của Bộ Công Thương thì các hộ gia đình tại Hà Nội sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin chiếm một tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên, để thanh toán trực tuyến và mua bán trực tuyến còn chiếm tỷ lệ thấp.

Nguồn:Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2010- Bộ Công Thương

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w