Kiến nghị từ phía doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý về TMĐT

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 100 - 104)

1 thông tư hướng dẫn

2.2.6 Kiến nghị từ phía doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý về TMĐT

Tổng giám đốc (CEO) của trang web về thương mại điện tử (www.vatgia.com) Nguyễn Ngọc Điệp cho biết: “Các trang thương mại điện tử nói chung cũng như trang web tại địa chỉ www.vatgia.com cũng rất bức xúc vì giải quyết các tình trạng lừa đảo và các tình trạng mất an toàn đang diễn ra hàng ngày trên mạng Internet. Tình trạng lừa đảo hiện nay tương đối phổ biến trên các trang thương mại điện tử hiện nay mà trang web Vật Giá cũng không phải là một ngoại lệ và đang đối mặt để giải quyết tình trạng này. Nguyễn Ngọc Điệp (NNĐ) chia sẻ: “Cần phải thích nghi với những khó khăn này, hi vọng rằng khi hàm lượng tri thức của người Việt được nâng cao cùng những tiện ích thanh toán được đơn giản hoá với nhiều người sử dụng, sẽ có nhiều biện pháp hơn về quản lý hệ thống, làm trong sạch môi trường này”. Nghiên cứu sinh đã tiến hành thực hiện một cuộc phỏng vấn sâu chuyên gia (Q & A) để làm rõ hơn những kiến nghị từ phía doanh nghiệp đối

với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao hơn tính hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong các hoạt động thương mại điện tử.

Hỏi: Thời gian qua diễn ra hiện tượng lừa đảo trên các trang thương mại điện tử, trong đó có Vật giá, ông nói sao về tình trạng này?

NNĐ: Trên mạng Internet phản ánh đời thực, muốn giải quyết vấn đề thì phải giải quyết đời thực trước, hàng ngày trang web Vật giá có hàng trăm cuộc điện thoại gọi đến, rất nhiều cuộc điện thoại phản ánh về chất lượng sản phẩm, lừa đảo… và Vật giá phải tìm cách để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, phải liên hệ với các nhà cung cấp sản phẩm yêu cầu căn cứ hợp đồng mà đền bù 100% tiền cho khách hàng. Tuy nhiên, để tranh cãi được đúng sai trong hợp đồng, thì chưa thực sự có cơ quan quản lý nào đứng ra giải quyết, đặc biệt là những hợp đồng nhỏ. Nếu hợp đồng lớn thì cũng chỉ biết đưa lên C50 – Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công An để giải quyết.

Hỏi: Vậy, để quản lý các rao vặt hoặc các gian hàng mà Vật giá là môi trường trung gian để tiến hành giao dịch, Vật Giá quản lý hệ thống thế nào?

NNĐ: Hệ thống sàng lọc thông tin chủ yếu bằng thủ công tức là con người, hiện nay chúng tôi có 5 người đảm nhiệm vị trí lọc tin và một ngày xoá mỏi tay. Mỗi ngày có hàng nghìn tin đăng tải, nhưng doanh nghiệp thì kinh phí quản lý có hạn; khách hàng họ đẩy tin cả ngày lẫn đêm, trong khi nhân viên chỉ làm hành chính. Phân biệt tin thật – giả cũng khó, người ta nhập tin nói luôn đây là hàng giả thì dễ, nhưng đằng này lại tải những tin như là hàng thật, ví dụ như một chiếc Galaxy S3 giá 12 triệu đồng, người ta rao 11.9 triệu đồng thì không biết thật giả thế nào, làm sao xoá tin của họ.

Hỏi: Vậy trong tương lai, theo ông, môi trường thương mại điện tử Việt Nam phát triển như thế nào?

NNĐ: Hướng đi trường tồn nhất là Amazon, họ đang chứng minh là họ đang đúng, đang tăng trưởng thần kì, năm vừa rồi họ tăng 48%, trong cuộc cạnh tranh với eBay họ thắng từ lâu. Họ là một công ty uy tín, dịch vụ hàng đầu, họ cam kết bấm một nút mua hàng thì ngày này, giờ này nó chuyển đến nhà mình. Amazon đang

phát triển mạnh hơn so với các công ty kinh doanh trực tiếp như Walmart. Trong tương lai, Vật giá sẽ tập trung vào kho vận, đi theo Amazon, sau web thì mình có hệ thống kho vận để kiểm soát hàng hoá cho người ta – làm động tác chuyển hàng, quản lý kho cho họ. Nhưng bao giờ hoàn thành vẫn chưa nói trước được bởi vì chi phí khá tốn kém, Vật giá đang xúc tiến.

Hỏi: Để giải quyết hiện tượng lừa đảo, Vật giá phải phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước nào và tiến hành ra sao ?

NNĐ: Khách hàng phải đăng kí địa chỉ, điện thoại, email và xác thực thì mới được tham gia giao dịch trên trang web của Vật giá. Điều này phục vụ khi giải quyết những vụ gian lận nhỏ, đủ chứng cứ, thậm chí Vật giá sẽ đứng ra để đền bù cho khách hàng luôn. Nhưng với những vụ lừa đảo lớn, Vật giá sẽ cung cấp ngày giờ đăng tải, IP… để công an vào cuộc xác minh các giao dịch lừa đảo. Tuy nhiên, một năm cũng chỉ có 1 – 2 lần, Vật giá phải phối hợp với C50 để giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật. Tại nước ngoài, có quy định rõ ràng… nếu xâm phạm danh dự thương hiệu mà vô căn cứ, các trang thương mại điện tử sẽ sử dụng luật sư kiện, nhưng ở Việt Nam thì kiện thế nào vì chưa có luật qui định.

Hỏi: Đứng dưới góc độ là doanh nghiệp làm TMĐT, Vật giá có kiến nghị như thế nào đối với các cơ quan quản lý nhà nước?

NNĐ: Đối với các cơ quan thực thi pháp luật như C50, cần phải xử lý nghiêm tất cả các trường hợp vi phạm và hành vi lừa đảo trong giao dịch TMĐT để nhằm răn đe các đối tượng phạm tội, đồng thời để luật hình sự và luật công nghệ thông tin, luật giao dịch điện tử được thực thi một cách có hiệu quả. Đối với Chính phủ, cần phải có các chính sách phát triển thương mại điện tử. Ví dụ, chính sách kích cầu thương mại điện tử, đẩy mạnh triển khai thực hiện chính phủ điện tử, hoặc chính sách khuyến khích mua sắm công trên mạng, chính sách khuyến khích thanh toán bằng thẻ tín dụng qua hệ thống ngân hàng. Đồng thời, các chương trình, đề án phát triển thương mại điện tử đảm bảo an toàn cần được xây dựng và triển khai một cách mạnh mẽ, đồng bộ hơn. Trong quản lý nhà nước về thương mại điện tử hiện nay còn chồng chéo về chức năng nhiệm vụ: Ví dụ Cục TMĐT và CNTT thuộc Bộ

Công Thương và Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin Truyền thông. Chính vì chồng chéo chức năng nhiệm vụ nên việc quản lý chưa được quan tâm thực thi một cách có hiệu quả.

Hỏi: Trong hoạt động TMĐT xuất hiện hình thức kinh doanh qua mạng theo kiểu đa cấp, ví dụ như vụ việc muaban24 vừa bị C50 xử lý. Ông kiến nghị như thế nào đối với các cơ quan quản lý để các chủ thể tham gia TMĐT được an toàn?

NNĐ: Theo tôi các hình thức kinh doanh qua mạng kiểu đa cấp, trong đó người tham gia phải đóng một khoản ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng sẽ phải bị cấm trong thời gian tới đây. Cần phải sửa đổi, bổ sung Nghị định Thương mại điện tử và nêu rõ các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam. Cấm lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Hay cấm cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử mà chưa được đăng ký hoặc cấp phép vì thực chất đây là một trong những hành vi lợi dụng thương mại điện tử gây rối an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Loại hành vi này cùng những vi phạm nghiêm trọng khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, cần bổ sung vào Nghị định Thương mại điện tử về việc thừa nhận 2 hình thức website thương mại điện tử. Một là, website thương mại tử bán hàng do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. Hai là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là trang thông tin được thiết lập để cung cấp môi trường cho cá nhân, tổ chức, thương nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Mô hình này bao gồm sàn giao dịch thương mại điện tử, website đấu giá trực tuyến và website khuyến mãi trực tuyến.

Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng, Bộ Công an (Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao C50- Tổng cục An ninh 2) cần phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về xử lý tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Thông tư này cần quy định chi tiết các tình tiết là yếu tố định tội

hoặc định khung hình phạt cho những hành vi tội phạm quy định tại điều 224, 225, 226, 226a và 226b của Bộ Luật hình sự. Việc xác định một tội phạm có gây hậu quả “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” hoặc “đặc biệt nghiêm trọng” sẽ không chỉ căn cứ vào giá trị vật chất là hậu quả trực tiếp của hành vi mà tính đến cả những hậu quả gián tiếp và thiệt hại phi vật chất mà hành vi tội phạm gây ra. Đồng thời, việc cụ thể hóa tại Thông tư các mức thiệt hại cấu thành khung hình phạt sẽ giúp tháo gỡ vướng mắc cơ bản nhất từ trước đến nay trong việc xử lý tội phạm của một lĩnh vực phức tạp và “phi truyền thống” như tội phạm công nghệ thông tin, góp phần tăng tính nghiêm minh và răn đe của pháp luật, hướng tới tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho thương mại điện tử phát triển.

Theo tôi, khi đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng pháp lý cùng các chế tài xử phạt vi phạm liên quan tới thương mại điện tử, cùng với việc Chính phủ ban hành các quy hoạch, chương trình, đề án phát triển thương mại thì hệ thống quản lý nhà nước về thương mại điện tử mới có thể phát huy được tính hiệu lực và các chủ thể tham gia thương mại điện tử mới có thể được đảm bảo an toàn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w