Đối với các doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 173 - 176)

1 thông tư hướng dẫn

3.3.3Đối với các doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử

Tăng cường ứng dụng TMĐT để nâng cao hiệu quả: Việc tăng cường ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là một trong số những giải pháp cộng đồng doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc thực thi pháp luật trong quản lý hoạt động thương mại điện tử. Thực tiễn phát triển trong những năm vừa qua cho thấy kết quả của việc ứng dụng thương mại điện tử đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là rất rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng các phần mềm quản lý chuyên dụng, bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử , sử dụng dịch vụ công do các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp… để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng sâu thương mại điện tử vẫn còn ở mức khiêm tốn, triển khai mới ở

mức cơ bản như trao đổi thư điện tử, quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm qua website, tìm kiếm thông tin trên mạng, v.v... Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư ứng dụng thương mại điện tử để tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là cần đầu tư cho các phần mềm chuyên dụng như quản lý tài nguyên doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý khách hàng, v.v…

Đối với hoạt động xúc tiến thương mại, doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức quảng bá, tiếp thị thông qua những kênh thương mại điện tử khác nhau như quảng cáo trực tuyến trên các trang thông tin điện tử, tối ưu hóa sự hiện diện trên các trang web tìm kiếm nổi tiếng, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử để xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường có hiệu quả với chi phí rất thấp. Nhằm tận dụng ưu điểm của phương thức này trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử có uy tín trong nước cũng như trên thế giới. Để ứng dụng thương mại điện tử thương mại điện tử có kết quả tốt đồng thời đảm bảo an toàn, các doanh nghiệp cần chú trọng tới chiến lược kinh doanh của mình để xây dựng chiến lược đảm bảo an toàn trong giao dịch thương mại điện tử phù hợp. Đồng thời, chiến lược ứng dụng thương mại điện tử đảm bảo an toàn của doanh nghiệp cũng phải phù hợp với trình độ phát triển về hạ tầng công nghệ thông tin, thương mại điện tử tại địa phương.

Trong quản trị hoạt động, doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư ứng dụng thương mại điện tử để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cần đầu tư cho các phần mềm chuyên dụng như quản lý quan hệ khách hàng, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị tài nguyên doanh nghiệp, v.v…Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực nghiên cứu, tham gia sử dụng các dịch vụ công trực tuyến o các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp để giảm bớt chi phí kinh doanh.

Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trong TMĐT: Với sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng CNTT và TMĐT trong hoạt động sản suất kinh doanh, các vụ việc liên quan đến sử dụng công nghệ cao để đánh cắp, lừa đảo lấy thông tin có giá trị hoặc tài sản của doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng nhiều. Các

doanh nghiệp tham gia vào cuộc khảo sát của Bộ Công Thương vào năm 2010 đã đánh giá vấn đề an toàn thông tin mạng là trở ngại lớn thứ hai đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế là việc bảo đảm an toàn thông tin tại chính các doanh nghiệp chưa được các doanh nghiệp thực sự chú trọng. Kết quả điều tra năm 2011 về hoạt động bảo đảm an toàn thông tin tại các doanh nghiệp cho thấy mới có 37% sử dụng biện pháp tường lửa, 92% sử dụng các phần mềm, 14% sử dụng các biện pháp phần cứng.

Song song với việc bảo đảm an toàn thông tin số, việc bảo vệ thông tin cá nhân trong giao dịch trực tuyến nói chung và trong thương mại điện tử nói riêng có ý nghĩa ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư bảo đảm an toàn, an ninh cho các ứng dụng thương mại điện tử và cho hệ thống thông tin của doanh nghiệp mình. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý tới việc xây dựng và thực thi các quy chế liên quan tới việc sử dụng hệ thống thông tin của cơ quan, đầu tư mua sắm thiết bị và phần mềm bảo mật phù hợp, hướng dẫn người sử dụng thiết bị công nghệ thông tin tuân thủ các quy tắc an toàn an ninh thông tin.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong bảo vệ người tiêu dùng: Theo khuyến nghị của OECD, các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau:

- Quan tâm đúng mực đến lợi ích của người tiêu dùng và tiến hành các hoạt động giao dịch kinh doanh dựa trên thông lệ về tiếp thị, quảng cáo lành mạnh.

- Doanh nghiệp không được phép tiến hành hoạt động kinh doanh được xem là lừa đảo, không công bằng.

- Doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ bản chất toàn cầu của thương mại điện tử che dấu địa giao dịch kinh doanh, để không tuân theo các quy định, tiêu chuẩn về bảo vệ người tiêu dùng.

- Doanh nghiệp phải sử dụng một hệ thống dễ sử dụng, hiệu quả cho phép người tiêu dùng lựa chọn giữa việc nhận email quảng cáo hay không.

Trong các giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thì các trang Web là phương tiện, là cầu nối duy nhất. Người tiêu dùng thu thập thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, đến các giao dịch qua các trang Web này. Vì vậy, doanh nghiệp cần tuân theo các quy định nhất định khi cung cấp các thông tin này cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp kinh doanh qua mạng cần phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về các điều khoản, giá cả hàng hóa, dịch vụ giao dịch để người tiêu dùng có thể dựa vào đó quyết định được có nên mua hàng hóa hay dịch vụ đó hay không và có thể xem xét lại các thông tin, các điều khoản đó trước khi tham gia vào giao dịch với doanh nghiệp. Nếu giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể được tiến hành bằng nhiều thứ tiếng thì các thông tin cần thiết để người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định phải được cung cấp tất cả các thứ tiếng đó.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 173 - 176)