Đối với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 171 - 173)

1 thông tư hướng dẫn

3.3.2Đối với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Cần nhanh chóng triển khai xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử của Bộ, ngành, địa phương. Tại điều 2 của Quyết định số 1073/QĐ-TTg, ngày 12/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Công thương chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và tổ chức thẩm định, phê duyệt, bố trí ngân sách theo phân cấp hiện hành để triển khai kế hoạch phát triển thương mại điện tử của Bộ, cơ quan, địa phương mình giai đoạn 2011-2015.

Để triển khai có hiệu quả, đồng bộ trên cả nước kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương cần nhanh chóng xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển thương mại điện tử của Bộ, cơ quan, địa phương mình giai đoạn 2011-2015.

Cần thiết hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng một cách chủ động bằng cách hỗ trợ triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở các mức độ khác nhau. Từ việc trang bị máy tính có kết nối Internet và sử dụng một số phần mềm văn phòng, cho đến nhiều doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng, sử dụng các hình thức giao dịch, mua bán qua mạng, v.v… Với mục tiêu giúp doanh nghiệp có thêm kênh thông tin tìm kiếm khách hàng, thị trường, từ năm 2006 đến nay, Bộ Công Thương

đã triển khai xây dựng một số cổng thương mại điện tử và cổng thông tin trên Internet, bao gồm: Cổng Thương mại điện tử quốc gia tại địa chỉ www.ecvn.com, Cổng Thông tin thị trường nước ngoài tại địa chỉ www.ttnn.com.vn và Cổng Thông tin xuất khẩu www.vnex.com.vn. Việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ công cũng góp phần tích cực giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian và chi phí liên quan tới thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục xuất nhập khẩu, v.v…

Trong các năm vừa qua, việc cung cấp trực tuyến dịch vụ công liên quan đến thương mại cũng đã được một số Bộ, ngành và địa phương triển khai khá tốt. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động này. Đối với việc hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý chuyên ngành về thương mại điện tử cần nghiên cứu xây dựng những chương trình riêng biệt để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình trao đổi dữ liệu kinh doanh điện tử giữa các doanh nghiệp.

Cần tăng cường phổ biến tuyên truyền về pháp luật bằng cách triển khai mạnh mẽ hoạt động tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử. Với thực tế phát triển thương mại điện tử như hiện nay, có thể nói hoạt động tuyên truyền phổ biến về thương mại điện tử cơ bản đã đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, thương mại điện tử là một lĩnh vực mới và phát triển nhanh chóng, nên trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến về lĩnh vực này. Việc tuyên truyền phổ biến cần đi sâu vào các nội dung cụ thể như: giới thiệu các mô hình ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả, bảo đảm an toàn an ninh trong giao dịch thương mại điện tử, bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử, lợi ích của việc mua sắm trên mạng và thanh toán điện tử.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường thực thi pháp luật với các chủ thể tham gia. Để nội dung luật và các văn bản dưới luật thực sự đi vào cuộc sống, cần đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các quy định tại văn bản pháp luật đã được ban hành, bảo đảm việc thực hiện nghiêm túc của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và mỗi cá nhân trong xã hội. Trong triển khai cần chú trọng tới hoạt

động hướng dẫn, phổ biến nội dung của văn bản pháp luật để doanh nghiệp, nhân dân hiểu và thực hiện đúng các quy định đã ban hành.

Để thực thi tốt pháp luật về thương mại điện tử đảm bảo an toàn, các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan cần tăng cường bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ và triển khai mạnh mẽ các hoạt động thực thi pháp luật. Chủ động phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tiến hành xử lý nghiêm minh. Tăng cường các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử nhằm thúc đẩy sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân vào các hình thức giao dịch mua bán trên mạng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được tầm quan trọng và tổ chức ứng dụng thương mại điện tử ở nhiều mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, sự quan tâm của doanh nghiệp đối với các quy định pháp luật về thương mại điện tử còn ở mức độ thấp. Trong thời gian tới các doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản liên quan đến thương mại điện tử như Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, các nghị định quy định chi tiết thi hai Luật này và hệ thống văn bản hướng dẫn liên quan đến chứng từ điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử, thư rác, tên miền, xử phạt hành chính, v.v...

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam (Trang 171 - 173)