0
Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

Hiệu lực quản lý nhà nước trong thương mại điện tử 1 Khái niệm, nội dung và nguyên tắc quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 41 -49 )

1.2.1 Khái niệm, nội dung và nguyên tắc quản lý nhà nước

1.2.1.1 Khái niệm, nội dung quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, gắn với chức năng, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp. Quản lý nhà nước tiếp cận với nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ các hoạt động: hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính của hệ thống hành pháp và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp. Mục đích của các hoạt động này là để quản lý, điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan, công chức trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững xã hội.

Trong quản lý nhà nước nói chung, hoạt động quản lý hành chính là hoạt động có vị trí trung tâm, chủ yếu. Đây là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhất của nhà nước trong quản lý xã hội.

Vì vậy, có thể hiểu rằng quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật đối với hành vi hoạt động của con người và các quá trình xã hội, do các quan hệ trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Từ khái niệm trên, quản lý hành chính nhà nước có ba nội dung cơ bản:

+ Là hoạt động thực thi quyền hành pháp: hành pháp là một trong ba nhánh quyền lực của nhà nước: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.

+ Là sự tác động có tổ chức và có định hướng: Trong quản lý hành chính nhà nước, chức năng tổ chức là rất quan trọng vì không có tổ chức thì không thể quản lý được. Nhà nước phải tổ chức cả triệu người và mỗi người đều phải có vị trí tích cực đối với xã hội, đóng góp phần của mình để tạo ra lợi ích cho xã hội. Quản lý hành chính nhà nước có tính định hướng vì thông qua tác động quản lý của mình các chủ thể quản lý hành chính nhà nước định hướng hành vi con người và các quá trình xã hội theo những quỹ đạo, mục tiêu nhất định.

+ Quản lý hành chính nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền.

1.2.1.2 Tính chất, đặc điểm cơ bản của quản lý hành chính nhà nước ở nước ta

Quản lý hành chính nhà nước có tính chất cơ bản như sau:

- Tính chính trị xã hội chủ nghĩa: Nền hành chính nhà nước là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, đồng thời là công cụ để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong xã hội. Hoạt động hành chính nhà nước nhằm thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để đạt được những mục tiêu chính trị của quốc gia.

- Tính dân chủ xã hội chủ nghĩa: Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do đó nhân dân là chủ thể tối cao của đất nước. Tuy nhiên, Nhà nước xã hội chủ nghĩa được nhân dân ủy quyền, thay mặt nhân dân thực hiện quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách tập trung, thống nhất. Hoạt động hành chính của nhà nước phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, phải đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

- Tính khoa học và nghệ thuật: Trong quá trình phát triển của xã hội, hoạt động quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật. Quản lý là một khoa học vì nó có tính quy luật, có các nguyên lý và các mối quan hệ tương hỗ với các môn khoa học khác. Quản lý là một nghệ thuật vì nó gắn với tài nghệ, bản lĩnh,

nhân cách, trí tuệ, kinh nghiệm của người quản lý. Quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện quan trọng và tập trung nhất của toàn bộ hoạt động của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Chính vì vậy, người cán bộ, công chức phải có kiến thức về những quy luật khách quan của hoạt động quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng.

- Tính chất bao quát ngành, lĩnh vực: Đối tượng quản lý hành chính nhà nước là tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng...Quản lý hành chính nhà nước không chỉ là tổ chức, điều chỉnh từng lĩnh vực mà còn phải liên kết, phối hợp các lĩnh vực thành một thể thống nhất để đảm bảo xã hội phát triển đồng bộ, cân đối, có hiệu quả đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội không có nghĩa là các cơ quan hành chính nhà nước can thiệp vào mọi khía cạnh, mọi quan hệ xã hội mà chỉ điều chỉnh, tác động vào các quan hệ xã hội đã được pháp luật xác định.

Quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau:

- Mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Trong nhiều trường hợp, các chủ thể quản lý có thể đưa ra những mệnh lệnh đơn phương dưới dạng quyết định hành chính và yêu cầu đối tượng quản lý thực hiện phải chấp hành không điều kiện

- Có mục tiêu chiến lược, chương trình và kế hoạch hành động cụ thể bằng việc đề ra mục tiêu chung của Nhà nước. Mục tiêu chiến lược là căn cứ quan trọng nhất để các chủ thể quản lý đưa ra những biện pháp tác động thích hợp với những công cụ hữu hiệu. Để thực thi các nội dung quản lý, Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và chính sách.

- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành trên cơ sở pháp luật nhưng có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điều hành và xử lý các công việc cụ thể.

- Quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục và tương đối ổn định trong tổ chức và hoạt động.

- Quản lý hành chính nhà nước có tính chất hệ thống thứ bậc chặt chẽ, là một hệ thống thông suốt từ Trung ương đến cấp cơ sở, cấp dưới phục tùng cấp trên, thực hiện mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên.

1.2.1.3 Một số nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước

Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý hành chính nhà nước:

- Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Việc tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý hành chính nhà nước thông qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp tương ứng như sau:

- Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước, việc nhân dân tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức tham gia tích cực, trực tiếp và có hiệu quả nhất trong quản lý hành chính nhà nước. Người lao động nếu đáp ứng các yêu cầu của pháp luật đều có thể tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào công việc quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Người lao động có thể tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quan này - họ là những đại biểu được lựa chọn thông qua bầu cử hoặc với tư cách là các viên chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước. Khi ở cương vị là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước, người lãnh đạo trực tiếp xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương trong đó có các vấn đề quản lý hành chính nhà nước. Khi ở cương vị là cán bộ viên chức nhà nước thì người lao động sẽ sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp để thực hiện vai trò người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, có điều kiện biến những ý chí, nguyện vọng của mình thành hiện thực nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh. Ngoài ra, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương. Ðây là hình thức tham gia rộng rãi nhất của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

- Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội là công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong việc thực hiện quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước. Thông qua các hoạt động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân lao động được phát huy. Ðây là một hình thức hoạt động có ý nghĩa đối với việc bảo đảm dân chủ và mở rộng nền dân chủ ở nước ta.

- Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở: Ðây là hoạt động do chính nhân dân lao động tự thực hiện, các hoạt động này gần gủi và thiết thực đối với cuộc sống của người dân như hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,...Những hoạt động này xảy ra ở nơi cư trú, làm việc, sinh hoạt nên mang tính chất tự quản của nhân dân. Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản này người lao động là những chủ thể tham gia tích cực nhất, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của họ được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.

Nguyên tắc tập trung dân chủ: Ðây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta nên việc thực hiện quản lý nhà nước phải tuân theo nguyên tắc này. Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung. Tuy nhiên, đây không phải là sự tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện quyết định của trung ương; đồng thời, căn cứ trên điều kiện thực tế của mình, có thể chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở. Cả hai yếu tố này vì thế phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Chúng có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản lý nhà nước.

Nguyên tắc tổ chức- kỹ thuật: Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa giới hành chính. Ngành là một phạm trù chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh có cùng một cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay các tổ chức,

đơn vị hoạt động với cùng một mục đích giống nhau. Có sự phân chia các hoạt động theo ngành tất yếu dẫn đến việc thực hiện hoạt động quản lý theo ngành. Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý ở các đơn vị, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và xã hội. Hoạt động quản lý theo ngành được thực hiện với hình thức, qui mô khác nhau, có thể trên phạm vi toàn quốc, trên từng địa hay một vùng lãnh thổ. Quản lý theo địa giới hành chính là quản lý trên một phạm vi địa bàn nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của nhà nước. Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý theo ngành luôn được kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa giới hành chính. Ðây chính là sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các Bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Sự kết hợp này là một nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước, mang tính cần thiết, khách quan.

1.2.1.4 Thực thi quản lý nhà nước trong thương mại điện tử

Đối với vấn đề đảm bảo an toàn trong các hoạt động chính trị, kinh tế, chính trị nói chung, an toàn trong thương mại điện tử nói riêng, Chính Phủ là cơ quan thực thi pháp luật nhằm đảm bảo cho sự phát triển của thương mại điện tử một cách an toàn. Vì thế, các cơ quan thuộc Chính Phủ có quyền can thiệp một cách có hiệu quả vào các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử nhằm đảm bảo sự an toàn, an ninh cho các chủ thể tham gia.

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, xã hội càng trở nên hiện đại, tổ chức quyền lực nhà nước để quản lý nhà nước về thương mại điện tử càng phải có sự phân công, phối hợp và kiểm soát. Đây là một yêu cầu khách quan do sự phân công lao động xã hội, do tính chuyên nghiệp hóa của hoạt động quyền lực và do sự phát triển của khoa học công nghệ. Ví dụ, trong việc sử dụng quyền lực để ban hành chính sách bảo mật hệ thống mang tính áp đặt đối với các cơ quan cung cấp dịch vụ công. Nhà Nước sử dụng quyền của mình để áp đặt một số tiêu chí, mục

tiêu, phương pháp về chính sách bảo mật hệ thống để đảm bảo an toàn trong các giao dịch điện tử. Một chính sách về bảo mật luôn có những biến động về cấu hình, các dịch vụ sử dụng, và ngay cả hệ điều hành mà hệ thống sử dụng hoặc các thiết bị phần cứng cũng có thể biến động. Bởi vậy, Nhà Nước cần phải luôn luôn rà soát, kiểm tra lại chính sách bảo mật trên hệ thống để phù hợp với thực tế hiện hành. Việc kiểm tra và đánh giá chính sách bảo mật điều chỉnh và bổ sung giúp công tác quản lý nhà nước được hiệu quả hơn từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm nhằm cải thiện hoặc hoàn thiện chính sách bảo mật đã tạo ra.

Một ví dụ khác về việc sử dụng quyền lực Nhà Nước để thực thi pháp luật đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử. Về mặt hành chính, Chính Phủ ban hành các Nghị định trong đó có Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CNTT, Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại. Nếu mức độ nghiêm trọng hơn, đã có sự quản lý của Bộ luật hình sự năm 1999 và Luật bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. “Điều 226b: tội truy cập bất hợp pháp vào mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số để thực hiện hành vi

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 41 -49 )

×