Quyền lực của NHNN Việt Nam: NHNN Việt Nam thực hiện chức năng quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh của NHTM Do vậy, IVB cũng bị tác động bởi các

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển Indovinabank đến năm 2020 (Trang 61 - 64)

và giám sát hoạt động kinh doanh của NHTM. Do vậy, IVB cũng bị tác động bởi các chính sách được ban hành bởi NHNN như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, tỷ giá…Ngoài ra, NHNN còn thực hiện chức năng cung ứng tiền tệ cho NHTM thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Những chính sách này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của NHNN và các NHTM có nghĩa vụ phải tuân thủ thực hiện.

2.2.2.4 Phân tích áp lực của khách hàng

Bảng 2.12: Số lượng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân của IVB

ĐVT : cá nhân, doanh nghiệp

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Khách hàng DN 788.00 980.00 579.00 556.00 527.00

Tỷ lệ khách hàng DN 13% 15% 40% 42% 41%

Khách hàng cá nhân 5,142.00 5,495.00 873.00 756.00 753.00

Tỷ lệ khách hàng CN 87% 85% 60% 58% 59%

(Nguồn : Báo cáo hoạt động ngân hàng IVB)

Quyền lực của khách hàng là khả năng tác động của khách hàng đó tới doanh nghiệp, nó bao gồm cả những lợi thế trong đàm phán của khách hành với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải có khách hàng, tạo được lòng trung thành của khách hàng chính là tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp và ngược lại. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải luôn cố gắng để làm hài lòng khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Khách hàng của ngân hàng bao gồm cả người gửi tiền lẫn người vay tiền và những người sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Thông thường những khách hàng là doanh nghiệp vừa là người gửi tiền vừa là người vay tiền và sử dụng các dịch vụ khách của ngân hàng như chuyển tiền thanh toán, mở tín dụng thư (L/C), thực hiện

nghiệp vụ bảo lãnh…Nhằm mục đích hạn chế rủi ro thì NHNN có qui định một TCTD không được cho vay một khách hàng quá 15% vốn điều lệ của TCTD đó, và cho vay một nhóm khách hàng có liên quan vượt quá 25% vốn điều lệ của TCTD đó. Do đó, các NHTM thường không quá tập trung vào một nhóm khách hàng, một lĩnh vực ngành nghề mà thường đa dạng hóa khách hàng và các loại hình cho vay để phân phân tán rủi ro. Điều này sẽ không làm cho ngân hàng quá lệ thuộc vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan vì nếu lệ thuộc thì ngân hàng sẽ mất ưu thế khi thương lượng với khách hàng. Trong những trường hợp khách hàng cần vay số vốn lớn thì các NHTM cũng thường chọn phương án đồng tài trợ để giảm bớt rủi ro từ phía khách hàng.

2.2.2.5 Nguy cơ từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế phụ thuộc vào khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành. Sản phẩm thay thế là sản phẩm có tính năng gần giống sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung ứng hoặc sản phẩm sẽ được phát triển trong tương lai. Nó đem lại cho khách hàng những tiện ích tương đương như sản phẩm của doanh nghiệp.Nếu số lượng sản phẩm thay thế trên thị trường ít thì sản phẩm hiện có của doanh nghiệp sẽ ít bị cạnh tranh và nguy cơ là thấp trên thị trường. Ngược lại, nếu sản phẩm thay thế đa đạng, người sử dụng sẽ có thêm lựa chọn, khi đó doanh nghiệp sẽ có thêm áp lực cạnh tranh và đối mặt với nguy cơ phải giám giá bán và thu hẹp thị phần. Vì vậy, doanh nghiệp cần thiết phải dự báo và phân tích khuynh hướng phát triển các sản phẩm thay thế, nhận diện được các nguy cơ mà các sản phẩm thay thế tạo ra cho doanh nghiệp mình.

Đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng thì trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều tổ chức tài chính chuyên thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng như : Công ty Tài chính Prudential, Home Credit…Đây là một kênh cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng thương mại do thủ tục đơn giản, thuận tiện. Tuy nhiên, chỉ những khách hàng không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng mới thường chọn vay vốn tại các tổ chức này vì lãi suất của họ cao hơn rất nhiều so với lãi suất vay của các NHTM. Hoặc đôi khi khách hàng cá nhân có thể thay thế việc vay vốn ngân hàng một phần bằng chọn cách mua trả góp trực tiếp tại các cửa hàng, nhưng việc thay thế này cũng không đơn giản và chỉ áp dụng cho những trường hợp có nhu cầu vốn thấp và chi cho tiêu dùng.

Đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng thì trong trường hợp lãi suất tiền gửi ngân hàng hạ thấp không còn hấp dẫn người gửi nữa thì khách hàng có thể sẽ chuyển sang các kênh như đầu tư vàng, bất động sản, chứng khoán…Tuy nhiên thị trường bất động sản đã lao dốc từ năm 2008 đến nay và chưa có dấu hiệu hồi phục

nên các nhà đầu tư bất động sản vẫn đứng ngoài cuộc và phần lớn đã rút ra bài học kinh nghiệm từ thị trường này. Thị trường chứng khoán cũng đã qua thời tăng trưởng nóng và hiện cũng chỉ đang duy trì ở mức 500 điểm và khối lượng giao dịch bình quân chưa đến 1.000 tỷ trong một ngày. Kênh đầu tư vàng cũng đã kém hấp dẫn bởi những qui định của ngân hàng Nhà nước như Nghị định 24/2012 NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Văn bản 24/2012/TT-NHNN ngày 23/8/2012 của NHNN qui định về chấm dứt việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD; Qui định về việc phải trả phí cho ngân hàng khi nhờ giữ hộ vàng…đã làm cho kênh đầu tư này cũng trở nên kém hấp dẫn. Ngoài ra, trong những năm gần đây trên thị trường đã xuất hiện sản phẩm tiết kiệm – bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng đã phần nào huy động được các nguồn vốn dài hạn của người dân.

Đối với các công ty cổ phần khi không vay được vốn ngân hàng thì họ có thể chọn cách huy động động vốn qua phát hành trái phiếu hoặc phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn èo uột và phát triển thiếu ổn định, chưa có nhưng cơ chế và hành lang pháp lý cho một thị trường phát triển lành mạnh.

Nói chung, lĩnh vực ngân hàng là một lĩnh vực vực khá đặc biệt nên nguy cơ của sản phẩm thay thế không có nhiều.ngân hàng vẫn đóng vai trò huyết mạch trong nền kinh tế nên khó bị thay thế.

2.2.3 Nhận định cơ hội và nguy cơ 2.2.3.1. Cơ hội (O - Opportunities) 2.2.3.1. Cơ hội (O - Opportunities)

- Môi trường chính trị - xã hội khá ổn định ở Việt Nam : Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tình hình chính trị - xã hội khá ổn định. Nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà trên thế giới luôn xảy ra các cuộc biểu tình của dân chúng, bạo loạn và lật đổ. Vì vậy, Việt Nam vẫn là một nơi thu hút được nhiều vốn đầu tư của nước ngoài, là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư.

- Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều vận hội mới : Hội nhập sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng cải tiến công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý và quản trị rủi ro cũng như chất lượng SPDV cho khách hàng.

- Sự hỗ trợ của môi trường pháp lý trong hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng ngày càng hoàn thiện : Môi trường pháp lý được hoàn thiện sẽ tạo điều kiện cho các NHTM chủ động, linh hoạt trong việc kinh doanh của mình. Các ngân hàng sẽ không bị áp đặt bởi các biện pháp hành chính vốn làm mất đi tính qui luật của thị trường. Lãnh

đạo các NHTM sẽ mạnh dạn hơn trong cho vay và đầu tư, đưa ra thị trường những SPDV ngân hàng mới.

- Khoa học công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh làm cơ sở cho hoạt động ngân hàng : Việc áp dụng các công nghệ mới sẽ giúp cho ngân hàng giảm chi phí hoạt động, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng, mở rộng mạng lưới và cung cấp cho khách hàng nhiều SPDV tiện ích hơn.

- Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và thị trường cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng trong nước có nhiều tiềm năng : Khách hàng ngày càng có nhu cầu cao tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng mạng lưới và đưa ra các SPDV mới. Các ngân hàng phải tranh thủ cơ hội này chiếm lĩnh thị phần để phát triển.

- Những biến động về tỷ giá, lãi suất trên thị trường là tương đối ổn định : Biến động tỷ giá và lãi suất trên thị trường ổn định sẽ giúp cho khách hàng và ngân hàng hạn chế được các rủi ro. Các doanh nghiệp XNK có kế hoạch kinh doanh ổn định do không còn lo sợ về tỷ giá biến động. Lãi suất ổn định khiến cho khách hàng yên tâm vay vốn và mạnh dạn đầu tư. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển.

2.2.3.2 Nguy cơ (T - Threats)

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển Indovinabank đến năm 2020 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w