Môi trường văn hóa xã hộ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển Indovinabank đến năm 2020 (Trang 52 - 53)

- Đối với nền kinh tế thế giớ i: Ngay sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ vào năm 2008, các chính phủ khắp thế giới đều tăng vay nợ khi dành hàng

2.2.1.4 Môi trường văn hóa xã hộ

Môi trường văn hóa xã hội tác động đến nhiều mặt của một ngành và trong lĩnh vực ngân hàng thì nó tác động nhiều nhất đến yếu tố con người thông qua việc tác động đến nhu cầu và nguồn nhân lực. Có thể kể đến những đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến cầu đối với các dịch vụ ngân hàng như: lòng tin của dân chúng đối với các ngân hàng; thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của người dân; trình độ dân trí và khả năng hiểu biết về các dịch vụ của ngân hàng; mức thu nhập của người dân...Người Việt Nam có thói quen lưu giữ tiền mặt và thực hiện các giao dịch bằng tiền mặt thay vì các loại thẻ (Visa, Master, Debit… đang được các ngân hàng phát hành). Đồng thời, việc sử dụng dịch vụ Ngân hàng Internet đối với người dân vẫn còn phức tạp, đòi hỏi nhiều công đoạn, thủ tục.

Có thể nói, ngân hàng là một ngành kinh doanh “lòng tin”. Ngân hàng là người giữ túi tiền cho người dân cũng như các doanh nghiệp, là người nắm hầu bao của nên kinh tế quốc dân, nếu ngân hàng không được người dân tin tưởng thì chắc chắn sẽ không phát triển. Thói quen tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là tập quán sử dụng tiền tệ. Nếu người dân có thói quen sử dụng tiền mặt nhiều thì rõ ràng ngân hàng sẽ mất đi cơ hội kinh doanh. Mức tiết kiệm của người dân càng cao rõ ràng càng có ảnh hưởng đến nguồn cung tín dụng cho các ngân hàng. Trình độ dân trí cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Trình độ dân trí của một nước càng cao thì khả năng phổ biến các dịch vụ ngân hàng hiện đại càng thuận tiện và từ đó ngân hàng càng có cơ hội đổi mới. Người có thu nhập càng cao thì càng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng nhiều hơn.

Những đặc điểm văn hóa – xã hội ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng có thể kể đến như: quan điểm về doanh nhân và kinh doanh; quan điểm về sự giàu có; quan điểm về thăng tiến; quan điểm về đạo đức nghề nghiệp; quan điểm về học tập và tự đào tạo; quan điểm về sự gắn bó với nghề nghiệp; quan điểm về rủi ro và thất bại...

Ngân hàng trước hết là một doanh nghiệp. Một đất nước phải coi trọng doanh nghiệp và doanh nhân thì các doanh nghiệp nước đó mới có thuận lợi và phát triển. Bên cạnh đó, ngân hàng còn là một ngành dịch vụ chất xám mà thành công của nó đồi hỏi phải có những cá nhân xuất sắc, có tham vọng kinh doanh, làm giàu và thăng tiến. Nếu một đất nước mà người dân coi trọng những giá trị trên thì những người có những phẩm chất đó sẽ có điều kiện phát triển và ngân hàng có những cơ hội để tuyển chọn được nguồn nhân lực có nhiều phẩm chất phù hợp đối với sự phát triển của mình. Ngân hàng

cũng đồng thời là ngành chịu nhiều rủi ro nhất, vì thế những người làm việc trong lĩnh vực ngân hàng phải là những người có khả năng phát hiện và đánh giá được rủi ro, dám chập nhận rủi ro, đồng thời là người có sự thận trọng cần thiết, tôn trọng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp. Coi trọng đạo đức cũng là một phẩm chất quan trong đối với nhân viên ngân hàng. Việc coi trong đạo đức là cơ sở để giữ chữ tín đối với khách hàng, là chỗ dựa cho niềm tin công chúng đối với ngân hàng. Một xã hội coi trọng đạo đức cũng là một điều kiện thuận lợi đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Do sự đòi hỏi về mức độ tích lũy của kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệp nên tập quán về sự gắn bó với nghề nghiệp cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu người dân ở một nước có thói quen ít thay đổi chỗ làm việc và thường gắn bó với một doanh nghiệp nào đó trong một thời gian dài thì các ngân hàng nước đó sẽ có lợi thế trong việc duy trì và liên tục nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên của mình, trên cơ sở đó để năng cao lợi thế cạnh tranh. Rất nhiều mảng hoạt động ngân hàng đòi hỏi người lao động có trình độ cao và kinh nghiệm tích lũy liên tục. Ngân hàng cũng là một ngành có tốc độ đổi mới và cải tiến rất cao, vì thế khả năng tự học, tự đào tạo của nhân viên sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mỗi ngân hàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển Indovinabank đến năm 2020 (Trang 52 - 53)