- Đối với nền kinh tế thế giớ i: Ngay sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ vào năm 2008, các chính phủ khắp thế giới đều tăng vay nợ khi dành hàng
2.1.2.2 Môi trường chính trị pháp luật
a. Về chính trị :
Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định được các tổ chức quốc tế thừa nhận là có nền chính trị ổn định nhất khu vực châu Á. Đây là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài.
b. Về pháp luật :
NHTM chịu sự chi phối và ảnh hưởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Bên cạnh đó NHTM còn chịu sự quản lý chặt chẽ của NHNN và được xem là một trung gian để NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ. Ngoài những hệ thống văn bản trong nước các NHTM còn phải chịu chi phối bởi các qui định, chuẩn mực chung của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong việc quản trị hoạt đông kinh doanh.
Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các pháp nhân kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của ngân hàng. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng đặc biệt là chính sách lãi suất, chính sách tín dụng đều có liên quan và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động ngân hàng. Môi trường pháp lý còn gây rủi ro cho ngân hàng khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài.
Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn nhiều bất ổn, hành lang pháp lý còn chưa rõ ràng, cơ chế bảo vệ cho những giao dịch tự nguyện, tự thỏa thuận còn thiếu minh bạch, có quá nhiều thể chế lạc hậu chưa được chỉnh sửa nên dễ phát sinh mâu thuẫn giữa các bên tham gia giao dịch trong thị trường tài chính, ngân hàng. Hệ thống pháp luật đang áp dụng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế hoạt động. Ví dụ như tính độc lập của Ngân hàng Trung ương – yếu tố quan trọng để kiềm chế lạm phát , dù đã được kiến nghị nhiều nhưng chưa được xem xét. Những đạo luật quan trọng là nền tảng cho kinh tế thị trường vận hành
thông suốt như Luật Đất đai, Bộ luật Lao động…chậm được sửa đổi dù có rất nhiều tồn tại, bất cập. Các chính sách đưa ra thường thay đổi khá đột ngột : thắt chặt chính sách tài khóa tiền tệ khi xuất hiện áp lực lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô; nhưng ngay khi lạm phát hạ nhiệt thì quay lại nới lỏng chính sách để chống nguy cơ suy giảm kinh tế. Trong khi đó, vấn đề ổn định là nền tảng của kinh tế vĩ mô. Hệ thống các văn bản pháp luật, các nguyên tắc chuẩn mực kế toán liên quan đến hoạt động tài chính - tiền tệ - ngân hàng đang tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung, ban hành phù hợp để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.
NHNN cũng đã phần nào thực hiện tốt vai trò quản lý của mình như NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt. Về lãi suất, bám sát diễn biến của thị trường tiền tệ, NHNN đã điều chỉnh tăng, giảm lãi suất tái cấp vốn; lãi suất chiết khấu và lãi suất cơ bản VND phù hợp với tình hình kinh tế của thị trường Việt Nam nhằm kiểm soát lạm phát trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Việc áp dụng trần lãi suất huy động bằng biện pháp hành chính đã được áp dụng khá lâu. Tỷ giá đã được NHNN điều hành linh hoạt đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát và khuyến khích xuất khẩu. Nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục là kênh chủ yếu để đưa tiền ra lưu thông cũng như thu tiền về từ lưu thông. Tuy nhiên, hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng hiện nay còn thiếu, cần phải tiếp tục hoàn thiện. Đặc biệt là các văn bản quy định về kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Nhìn chung môi trường chính trị – pháp luật Việt nam vẫn được các nhà đầu tư đánh giá là khá tốt và có tác động tích cực đến thị trường tài chính ngân hàng, song vẫn còn một số vấn đề đáng lo ngại dưới đây:
+ Vẫn còn thiếu nhiều khung pháp lý cho hệ thống các giao dịch nghiệp vụ mà thực tế các công ty chứng khoán, ngân hàng đang thực hiện.
+ Rất nhiều quy định mới của pháp luật đang can thiệp sai lệch về chuyên môn của các định chế tài chính, ngân hàng và có phần quá cứng nhắc bảo thủ, dẫn hệ thống giao dịch thị trường đi ngược tiến trình phát triển lịch sử về những quy tắc ứng xử của vài chục năm trước đây.
+ Sự áp dụng không đồng nhất về tư duy pháp lý giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về chuyên môn với các cơ quan tư pháp gây nên những yếu tố rủi ro pháp lý bất thường cho ngành tài chính, ngân hàng.
+ Sự nhầm lẫn về ranh giới pháp lý với ranh giới quy tắc tiền lệ tập quán trong hoạt động giao dịch kinh doanh gây nên những rủi ro cho các định chế tài chính và ngân hàng.
Hiện nay, Nhà nước cũng đang tiến hành lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp, các nhà soạn thảo đã không đưa vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp qui định về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Đây là một trong những điểm mới của bản dự thảo lần này và nhiều chuyên gia kinh tế cũng khẳng định đó là quyết định đúng. Đó là quyết định giúp tạo lập môi trường kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng và minh bạch cho mọi thành phần kinh tế, để tất cả cùng đóng góp tốt hơn cho đất nước.