HẬU QUẢ CỦA VIỆC TỒN TẠI CÁC LỖI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRấN BÁO CHÍ

Một phần của tài liệu một số lỗi sử dụng tiếng việt trên báo phụ nữ việt nam (Trang 111 - 117)

- Lỗi lẫn lộn R, GI và D

4.5. HẬU QUẢ CỦA VIỆC TỒN TẠI CÁC LỖI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRấN BÁO CHÍ

VIỆT TRấN BÁO CHÍ

a. Đối với bài báo, các lỗi sử dụng tiếng Việt như câu thiếu thành phần nòng cốt, sai về các dấu câu, trật tự từ, v.v. sẽ làm cho câu văn tối nghĩa, khó hiểu; lỗi dùng từ, câu sai phong cách làm cõu đú trở nên không phù hợp khi đặt trong văn bản. Lỗi lặp từ, thừa từ thì làm cho đoạn văn, bài báo trở nên lủng củng, buồn tẻ gây nhàm chán. Arthur Shopenhaur đã từng viết “Mỗi một

chữ thừa sẽ gây tác dụng ngược lại so với mục đích đã được đề ra trước đú”

[71; 211]v.v.

Như người ta thường nói, lời nói khơng vượt qua được ánh đèn sân khấu, sự thiếu chuẩn xác, sự bất cẩn trong ngôn ngữ với những lỗi sử dụng tiếng Việt như đó nờu trong luận văn sẽ khiến cho những tin tức đôi khi không đến với độc giả một cách trọn vẹn, sẽ có những bài báo bị đọc lướt, đọc qua loa hoặc không được tiếp nhận.

b. Đối với với độc giả (người tiếp nhận), các lỗi sử dụng tiếng Việt sẽ gây khó khăn cho quá trình tiếp nhận văn bản. Người đọc sẽ phải đọc đi đọc lại nhiều lần để hiểu xem thực sự tác giả ở đây muốn nói điều gì và như thế rất mất thời gian, thậm chí đơi khi đọc đi đọc lại nhiều lần mà độc giả vẫn không hiểu. Hơn nữa các phương tiện thơng tin đại chúng có ảnh hưởng rất lớn đến cơng chúng, những lỗi trên sẽ vô cùng tai hại nếu việc truyền đạt thông tin bị sai lạc. Mà truyền thơng đã truyền đi thì sẽ khó sửa lại. Ngồi ra,

tác hại của lỗi ngơn ngữ trên báo chí cũng tác động tiêu cực đến người đọc ở chỗ các sai sót diễn ra quá phổ biến trên báo chí sẽ gây phản cảm cho người đọc, làm giảm lòng tin của độc giả đối với tờ báo đó. Mặt khác một số sai phạm sẽ ăn sâu vào nhận thức dẫn đến việc họ bắt chước một cách vô thức. Cứ như vậy nhận thức sai đó sẽ lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng.

c. Đối với tác giả, các lỗi về sử dụng tiếng Việt hẳn là ngoài mong muốn của người viết. Mục đích của các nhà báo chỉ muốn truyền đạt cho cơng chúng những điều mình muốn nói một cách rõ ràng. Vì thế, bài viết của mình mắc lỗi thì việc truyền đạt thơng tin dường như đã thất bại một phần. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến uy tín của ngịi bút phóng viên.

d. Đối với chính tờ báo đó, các lỗi về sử dụng tiếng Việt làm bài báo trở nên khó hiểu đối với quá trình tiếp thu của bạn đọc. Nếu việc này xảy ra nhiều sẽ ảnh hưởng tới niềm tin của bạn đọc đối với tờ báo, thậm chí đơi lúc làm mất uy tín của tờ báo, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ báo và doanh thu của tờ báo. Người viết báo với mục đích là để cơng chúng đọc. Nếu tác phẩm đã viết và in ra giấy làm nhiều bản nhưng công chúng không đọc thì rõ ràng đây là một q trình lao động vơ ích. Nếu như khái niệm lỗ - lãi được sử dụng trong lao động báo chí thì vấn đề cần được xem xét trước hết không phải là lợi nhuận tính bằng tiền mà đó là số người đọc bài. Khi cơng chúng khơng đọc bài cũng có nghĩa là báo không tiêu thụ được, điều này cũng đồng nghĩa là những bài báo ấy sẽ quay trở lại tồ soạn. Cho nên việc báo chí khơng được độc giả tiếp nhận cũng đồng nghĩa với việc toà soạn khơng có khả năng tái sản xuất sức lao động cho phóng viên. Đây cũng là lý do khiến cho báo chí khơng phát triển.

Có thể nói, bỏo chớ cú vai trị quan trọng đối với ngôn ngữ của dân tộc. Số lượng người đọc báo, số lần sử dụng báo là vô cùng lớn. Do vậy mà những cách nói, những khn ngơn ngữ, những thơng tin trên báo chí dù cả hay lẫn dở đều sẽ được người đọc bắt chước. Những sai sót trên báo chí sẽ được truyền đi rất nhanh, nhân lên số lần gấp bội người mắc lỗi theo, thậm chí cịn có thể trở thành những cái sai chung của toàn xã hội. Chớnh vỡ điều này, ngơn ngữ báo chí càng hồn thiện bao nhiêu thì ngơn ngữ dân tộc càng có điều kiện phát triển bấy nhiêu.

KẾT LUẬN

Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ sai chuẩn đã và đang diễn ra một cách phổ biến, đa dạng về hình thức và phức tạp về nội dung trên phần lớn các thể loại. Nhìn chung các sai phạm này có thể xếp vào 3 loại: lỗi về câu, lỗi dùng từ vựng và lỗi chính tả. Qua khảo sát, điều tra, mô tả và phân tích, chúng tơi xin đưa ra kết luận về một số lỗi vi phạm chuẩn ngôn ngữ trên báo “Phụ nữ Việt Nam” như sau:

Ở lỗi về câu, khi khảo sát chúng tôi thấy những lỗi về cấu tạo cõu (cõu thiếu thành phần chủ ngữ, câu sắp xếp sai trật tự từ), lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu, lỗi về dấu câu (ngắt câu sai quy tắc, vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận của câu, lẫn lộn các chức năng của dấu câu), trong đó đặc biệt các kiểu lỗi về dấu câu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, khảo sát nhiều bài báo chúng tôi chưa thấy lỗi nào thuộc về lỗi câu thiếu cả hai thành phần nòng cốt.

Ở lỗi dùng từ vựng, những kiểu lỗi sử dụng từ khơng chính xác, sử dụng từ sai phong cách, lỗi thiếu từ, dùng từ địa phương trong đó đặc biệt là lỗi lặp

từ diễn ra phổ biến. Lỗi về hiện tượng tạo từ mới không phù hợp với chuẩn ngôn ngữ diễn ra không nhiều như đã khảo sát, phân tích trong luận văn.

Với các lỗi về chính tả, sự nhầm lẫn giữa cỏc õm như –iờu/ -ươu/ -ưu hay –iờu/ -iu/ -ưu ít thấy, lỗi này thường thuộc về ngữ âm. Khi phát âm, do tính chất địa phương hoặc do chủ quan, người ta có thể phát âm sai, nhưng khi viết, nhất là trong ngơn ngữ báo chí, các phóng viên có ý thức hướng đến chuẩn nhiều hơn. Các loại lỗi do viết sai quy tắc chính tả hiện hành rất nhiều, trong đó đặc biệt là lỗi nhầm lẫn i với y, đánh sai vị trí dấu thanh điệu, thiếu thống nhất các cụm từ in hoa, viết tắt. Đây là dạng lỗi xảy ra nhiều trên báo “Phụ nữ Việt Nam”. Lỗi này tồn tại do thực tế chuẩn về chính tả khơng thực sự phổ biến, lại có nhiều quy định khơng thống nhất với nhau ở các cơ quan, tổ chức. Thậm chí tính từ năm 1984 cho đến 2006 đó cú tới 6 quy định về chuẩn chính tả nhưng vẫn không khắc phục được các lỗi sai cơ bản. Hơn thế nữa, những quy tắc nêu trên là quy tắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được áp dụng trong sách giáo khoa, song đây lại là báo chí, rất có thể họ khơng tn theo mà có những quy tắc riêng của mình.

Tuy khơng xuất hiện tất cả các loại lỗi thường gặp như đó nờu ở phần lí thuyết nhưng việc báo chí mắc lỗi trong sử dụng tiếng Việt là khá nhiều. Điều này ảnh hưởng không tốt đến việc trau dồi ngôn ngữ của người đọc. Nếu như báo chí mắc quá nhiều lỗi về từ, câu, chữ sẽ dẫn đến hậu quả như gây phản cảm với độc giả, người đọc không muốn đọc báo,v.v. Hoặc nếu độc giả không phát hiện ra lỗi sai, cho rằng đó là cách viết đỳng thỡ họ sẽ bắt chước

trong vô thức và các lỗi này sẽ xuất hiện nhiều hơn trên các văn bản khác, v.v. Những trường hợp này đều tác động tiêu cực đến cả báo chí lẫn độc giả.

Mặc dù đó cú sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan quản lí, ban biên tập, tờ báo, tác giả, v.v. song q trình lệch chuẩn, sai chuẩn ngơn ngữ vẫn diễn ra tương đối nhiều. Hiện tượng này có thể được lí giải từ những cơ sở sau:

- Ngôn ngữ biến đổi không ngừng do công cuộc đổi mới, mở cửa, tác động của nền kinh tế thị trường; những luồng văn hoá, tư tưởng mới; những từ ngữ, cách diễn đạt của cỏc nhúm xã hội, các thuật ngữ, các trào lưu ngôn ngữ (ngôn ngữ internet, ngôn ngữ Hiphop, ngôn ngữ Manga (truyện tranh Nhật bản),v.v.

- Các cơ quan quản lí, ban biên tập,v.v. chưa thực sự chú trọng đến vấn đề ngôn ngữ trên báo chí.

- Việc sử dụng ngơn ngữ của một số tác giả còn thiếu cẩn trọng.

- Sự dễ dãi của một số độc giả cũng vơ hình trung tạo ra sự tồn tại này, v.v.

Những điều này đã ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến ngơn ngữ báo chí, văn phong báo chí, tạo nên sự biến đổi đa dạng và phức tạp.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhằm giáo dục ngôn ngữ cho quần chúng nhân dân. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu lên ba khâu: Một là giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta; hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta; ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật) [33;159]. Với tinh thần đó, ngơn ngữ báo chí cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ định hình ngơn ngữ của tiếng Việt.

Mọi sự sáng tạo trong phong cách cần phải được chắt lọc, lựa chọn một cách kĩ lưỡng và có ý thức, cẩn trọng trong sử dụng ngơn ngữ, trong việc truyền tải thơng tin. Đó cũng là đặc tính cần có của ngơn ngữ báo chí. Sự sáng tạo thích hợp sẽ làm nên giá trị thẩm mỹ của ngơn ngữ báo chí.

Để bài viết của mình tốt hơn và sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác đòi hỏi nhà báo phải rèn luyện những tri thức về ngôn ngữ, rèn luyện từ ngữ. Nhà báo cần có kiến thức và kinh nghiệm về tiếng Việt ở các phương diện từ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cho tới ngữ nghĩa và phong cách. Bên cạnh đó, nhà báo cũng cần rèn luyện về nghệ thuật ngơn từ,v.v. Nhà báo chân chính, có trách nhiệm thì phải thấy “gỏnh nặng con chữ” trong những bài báo của mình.

Báo chí là bộ mặt của ngơn ngữ quốc gia, là tiếng nói của dân tộc. Nó là phương tiện truyền thông, giáo dục, giao tiếp quan trọng nhất của một đất nước. Việc giữ gìn chuẩn mực ngơn ngữ trên báo chí là vơ cùng quan trọng. Thiết nghĩ, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa cơng cuộc chuẩn hố tiếng Việt, giúp cho tình hình sử dụng tiếng Việt ngày càng chuẩn mực, giữ gìn sự trong sáng của Việt Ngữ.

Một phần của tài liệu một số lỗi sử dụng tiếng việt trên báo phụ nữ việt nam (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w