. Hoặc là một vị từ hay một cấu trúc Đề Thuyết Nếu là một vị từ (có bổ ngữ, trạng ngữ hay không), nó thường được tách ra khỏi phần thuyết bằng
THÔNG DỤNG)
Ví dụ 1:
Khi xưa chẳng biết nương tựa vào ai, giờ thì Ôn Cúc Anh rất vui vỡ đó nuôi dạy hai đứa con trưởng thành và chúng cũng một lòng hiếu đễ đối với bậc sinh thành.
(Người con dâu hiếu thuận, tr4, số 54, 2010) Từ “hiếu đễ” ít được sử dụng, nghĩa là có hiếu với cha mẹ và hoà thuận với anh chị trong gia đình. Người viết dùng một từ không thông dụng khiến độc giả khó nắm bắt nội dung.
Ví dụ 2:
Trước đây, khoảng thời gian cú ớt đoàn hành huơng, uý lạo lui tới, cuộc sống của bệnh nhân rất khó khăn.
(Nỗi đau qua đi, tình người ở lại, tr16, số 106, 2010) Trong câu, tác giả bài báo dùng từ “uý lạo”, cũng là một trường hợp từ ít dùng, không thông dụng. Từ này mang nghĩa thăm hỏi, an ủi (bằng lời nói, vật phẩm) những người vì sự nghiệp chung mà chịu mất mát hoặc vất vả, khó nhọc. Cách sử dụng từ ít dùng, không thông dụng như thế gây khó khăn cho sự tiếp nhận của người đọc, điều này đã vi phạm tính đại chúng của báo chí.
Do viêm gan mạn tính : Xơ gan sau viêm gan mạn tính ro vi rút viêm gan B…
(Hiểu thêm về bệnh xơ gan, tr11, số 91, 2010) Người viết dùng từ “mạn tớnh” với nghĩa là bệnh có tính chất kéo dài và khó chữa, tuy nhiên đây là từ ít dùng, không phổ biến. Nên chăng ta sử dụng từ “mãn tính” thay vào trong câu sẽ dễ hiểu hơn.
3.8. GỢI Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Ngôn ngữ báo chí là loại ngôn ngữ xã hội, vì thế xây dựng một hệ thống ngôn ngữ chuẩn mực cho báo chí là một việc làm hết sức cần thiết. Sau khi khảo sát các lỗi về sử dụng từ vựng trên báo chí, chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý để khắc phục tình trạng trên:
- Ở lỗi dùng từ sai nghĩa, người viết cần phải cẩn thận khi sử dụng những từ mà mình chưa hiểu rõ ý nghĩa, nên tra từ điển để hiểu đúng nghĩa xem có phù hợp với ý định muốn viết, với nội dung của câu, bài hay không, sau đó lựa chọn từ phù hợp. Người viết nên chú ý nhiều hơn đến các từ thuần Việt, trỏnh các từ khó hiểu, các khái niệm trừu tượng, chung chung và suy nghĩ xem có thể thay thế bằng các từ chuẩn xác, sống động hơn được không, cũng như không nên lạm dụng từ Hán – Việt hoặc các từ quá cổ,v.v. Các nhà biên tập, khi gặp lỗi này, không nên tuỳ tiện sử dụng mà cũng phải dùng từ điển để tra cứu, nếu thấy sai thì thay thế bằng từ khác, nên chú ý đến sắc thái nghĩa tương đương cũng như ý định của người viết.
- Với các trường hợp dùng từ chuyển nghĩa, tác giả nên có dấu hiệu hình thức để độc giả dễ nhận biết, có thể dùng dấu ngoặc kép làm dấu hiệu.
- Ở lỗi lặp từ, người viết hoặc nhà biên tập phải đọc lại nhiều lần sau khi phát hiện lỗi thì loại bỏ những từ thừa, hoặc có thể thay thế bằng từ khác đồng nghĩa.
- Lỗi thiếu từ, việc phát hiện lỗi này khụng khú vỡ cú những cụm từ và những từ nhất thiết phải đi với một số hư từ hay một bộ phận nào đó kèm theo, đọc lên khi thiếu ta sẽ dễ dàng phát hiện. Vì thế, người viết cũng như các nhà biên tập chỉ cần phát hiện ra chỗ thiếu và điền thêm vào.
- Lỗi dùng từ sai kết hợp, để khắc phục lỗi này người viết và nhà biên tập cần đọc lại nhiều lần nếu thấy những từ kết hợp ở đây không thuận tai, không hợp lí phải kiểm tra lại và sửa sao cho đúng, cho phù hợp với cách hiểu, cách diễn đạt của người Việt.
- Với lỗi dùng từ sai phong cách, người viết khi cầm bút phải nắm chắc phong cách mình đang viết là phong cách báo chí, chính vì thế khi viết cần trỏnh dùng những từ ngữ mang phong cách sinh hoạt, nên sử dụng từ ngữ phù hợp với văn cảnh.
- Ở lỗi dùng từ địa phương, một bài viết bình thường nếu không cần diễn đạt màu sắc địa phương thì không nên dùng phương ngữ, gây khó hiểu và trở thành rào cản độc giả đến với bài báo. Còn nếu muốn sử dụng từ địa phương để tăng sắc thái biểu cảm thì tác giả nên cho từ đó vào ngoặc kép hoặc chú thích bằng tiếng toàn dân để người đọc hiểu được ý nghĩa.
- Còn hiện tượng tạo ra các kết hợp từ mới, những từ nào hợp lí thì ta khuyến khích để tăng vốn từ, tuy nhiên những kết hợp từ nào khó hiểu, phi lí thỡ nên loại bỏ.
Ngoài ra, ta cũng có thể lấy ý kiến của bạn đọc về vấn đề này, từ đó rút ra kinh ngiệm để sửa chữa, đưa ra các câu hỏi để trưng cầu ý kiến bạn đọc, v.v. để ngôn ngữ báo chí đạt tới sự trong sáng, tính chính xác và đại chúng trong các tác phẩm báo chí.
CHƯƠNG 4